"Những người giàu có mà tôi phỏng vấn không bao giờ khoe khoang về giá trị của món đồ nào đó, bởi nó quá cao. Thay vào đó, họ nhiệt tình khi nói về những món đồ giảm giá trong siêu thị, các cửa hàng bán lẻ phổ biến, những kỳ nghỉ tiết kiệm...".

Vì sao càng giàu, người ta càng khiêm tốn và thích cuộc sống đơn giản

cafef | 12/09/2017, 11:30

"Những người giàu có mà tôi phỏng vấn không bao giờ khoe khoang về giá trị của món đồ nào đó, bởi nó quá cao. Thay vào đó, họ nhiệt tình khi nói về những món đồ giảm giá trong siêu thị, các cửa hàng bán lẻ phổ biến, những kỳ nghỉ tiết kiệm...".

Nhà xã hội học Rachel Sherman, tác giả cuốn sách: "Con đường không dễ dàng: Sự lo lắng của những người giàu có" đã phỏng vấn 50 cặp cha mẹ ở thành phố New York có thu nhập ít nhất 250.000 USD mỗi năm. Qua đó, Sherman nhận ra, nhiều người trong số họ đã loại bỏ các thẻ giá khi mua hàng để mọi người không nhìn thấy số tiền mà họ đã chi tiêu.

Sherman viết về một phụ nữ có thu nhập trên 250.000 USD và thừa kế một tài sản trị giá hàng triệu đô la vẫn loại bỏ các thẻ giá, không tiết lộ giá trị của đồ đạc, quần áo mà cô mua để những người giúp việc không nhìn thấy chúng. Và cô ấy không phải người duy nhất làm thế.

"Một nhà thiết kế nội thất nổi tiếng cũng tiết lộ, các khách hàng của ông cũng thường giấu mức giá mà họ đầu tư. Các món đồ nội thất cũng như các đồ đạc đắt tiền khác phải được gỡ nhãn mác và thẻ giá trước khi vận chuyển đến nhà họ để các quản gia và người giúp việc không biết về giá trị của chúng.

Thói quen này cho thấy một khía cạnh trong phong cách sống của những người cực giàu có. Họ coi sự giàu có là bình thường và cảm thấy tự tin khi chi tiêu cho các nhu cầu của bản thân mà không để ý hay nhằm mục đích gây ấn tượng với người khác. Sherman tiết lộ, những người cô phỏng vấn thuộc nhóm 1% giàu có và có thu nhập cao nhất. Họ không bao giờ nói rằng bản thân giàu có hay thuộc tầng lớp thượng lưu. Họ ưa sử dụng các từ "may mắn", "thoải mái" để mô tả cuộc sống của bản thân. Một số thậm chí còn xác định mình thuộc tầng lớp trung lưu hay trung bình khi so sánh với những người siêu giàu đặc biệt nổi bật ở New York.

Lý giải điều này, Sherman cho rằng bởi đạo đức của chúng ta có xu hướng kết nối với sự giàu có. Không ai muốn trở thành một người giàu có nhưng mang tiếng tiêu cực. Điều này đặc biệt đúng với những người giàu có tự thân (tự kiếm tiền và làm giàu thay vì thừa kế tài sản).

"Những người giàu có mà tôi phỏng vấn không bao giờ khoe khoang về giá trị của món đồ nào đó, bởi nó quá cao. Thay vào đó, họ nhiệt tình khi nói về những món đồ giảm giá trong siêu thị, các cửa hàng bán lẻ phổ biến, những kỳ nghỉ tiết kiệm...", Sherman cho biết.

Kết quả nghiên cứu của Sherman cũng phù hợp với nghiên cứu của Thomas C.Corley, tác giả của cuốn sách "Thói quen của người giàu". Sau 5 năm nghiên cứu về thói quen của các triệu phú tự thân, Thomas cũng nhận ra những người giàu có lại thường muốn sống một cuộc sống bình thường, họ có xu hướng sống khiêm tốn so với số tài sản họ có.

Một trong những người được Sherman phỏng vấn sở hữu tài sản thừa kế trị giá 50 triệu USD, một căn hộ 4 triệu USD tỏ ra khá lo lắng khi tổng chi tiêu năm ngoái của gia đình anh lên tới 600.000 USD: "Tôi chỉ không hiểu chúng tôi đã chi tiêu thế nào với số tiền đó".

Theo Thu Hoài/ Businessinsider/CafeF
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
1 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao càng giàu, người ta càng khiêm tốn và thích cuộc sống đơn giản