GRDP của TP.HCM bất ngờ tăng ngoạn mục, từ 0,7% ở quý 1/2023 lên đến 5,87% trong quý 2, tăng hơn 5 lần so với quý 1, tăng 0,15% so với cùng kỳ, dù TP đang gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Vì sao GRDP của TP.HCM trong quý 2/2023 tăng hơn 5 lần so với quý 1?

Hồ Quang | 02/06/2023, 20:12

GRDP của TP.HCM bất ngờ tăng ngoạn mục, từ 0,7% ở quý 1/2023 lên đến 5,87% trong quý 2, tăng hơn 5 lần so với quý 1, tăng 0,15% so với cùng kỳ, dù TP đang gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Khu vực dịch vụ đóng góp lớn nhất vào GRDP

Theo Cục Thống kê TP.HCM, trong quý 2/2023, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của TP.HCM tăng 5,87%, tăng hơn gấp 5 lần so với quý 1/2023 (0,7%). Trong đó nông nghiệp tăng 2,16%, công nghiệp- xây dựng tăng 4,77% và dịch vụ tăng 7,16%. Tốc độ này so với quý 2/2022 tăng 0,15% (5,73%).

vi-sao-grdp-cua-tphcm-trong-quy-2-2023-tang-hon-5-lan-sovoi-quy-1-hinh-anh(1).png
Khu vực dịch vụ đang đóng góp lớn nhất vào GRDP trong quý  2/ 2023 của TP.HCM- Ảnh: PV

Như vậy, khu vực nông lâm nghiệp – thủy sản đã đóng góp vào GRDP là 0,2%, khu vực công nghiệp – xây dựng đóng góp vào GRDP là 18,3%, khu vực dịch vụ đóng góp vào GRDP là 77%. Riêng 9 ngành dịch vụ chủ yếu của TP.HCM tăng 7,09%, đóng góp vào GRDP là 70%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 1,89%.

Cơ cấu GRDP của TP.HCM trong quý 2/2023 ở khu vực nông lâm nghiệp – thủy sản chiếm tỷ trọng 0,6%; khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 21,3%, trong đó khu vực công nghiệp chiếm 17,2%, khu vực xây dựng chiếm 4,1%; khu vực dịch vụ chiếm 64,8% và 9 ngành dich vụ chủ yếu chiếm 59%.

Qua đó, mức tăng trưởng GRDP trong 6 tháng đầu năm 2023 của TP ước tăng 3,55%, cao hơn 1,47% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó khu vực nông lâm nghiệp- thủy sản tăng 2,14% đã đóng góp vào GRDP là 0,3%; khu vực công nghiệp- xây dựng tăng 0,8% đã đóng góp vào GRDP là 5,1%; khu vực dịch vụ tăng 4,96% đã đóng góp vào GRDP là 89% và 9 ngành dịch vụ chủ yếu tăng 4,92% đã đóng góp vào GRDP là 80,6%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 1,4%.

Điều này cho thấy, cơ cấu GRDP của TP.HCM trong 6 tháng đầu năm 2023 ở khu vực nông lâm nghiệp – thủy sản chiếm tỷ trọng 0,5%; khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 20,7%; khu vực dịch vụ chiếm 65,5% và 9 ngành dịch vụ chủ yếu chiếm 59,8%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 13,3%.

Sản xuất công nghiệp đã thoát khỏi tình trạng tăng trưởng âm

Phân tích về nguyên nhân GRDP của TP.HCM trong quý 2/2023 tăng đột biến so với quý 1, ông Trần Phước Tường - Phó Cục Trưởng Cục Thống kê TP.HCM đã chỉ ra hàng loạt các yếu tố cho thấy nền kinh tế của TP đang tăng trưởng phục hồi trở lại.

Theo ông Tường, trong những tháng 1, 2, 3 của năm 2023 sản xuất công nghiệp đều âm, nhưng qua tháng 4 sản xuất công nghiệp đã có sự tăng trưởng khá.

Trong 5 tháng đầu năm 2023, sản xuất công nghiệp ước tăng 1,51%, tăng so với cùng kỳ là 5,45% và lũy kế so với cùng kỳ là 1,62%. Dự kiến sản xuất công nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2023 tăng 1,98%. “Như vậy công nghiệp của chúng ta đã tăng được 2% thoát khỏi tình trạng tăng trưởng âm. Điều này cho thấy nền kinh tế của TP đang tăng trưởng phục hồi trở lại”, ông Tường nói.

Ngoài ra, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của TP.HCM trong quý 2/2023 tăng hơn 7%. Điều này cho thấy sức mua vẫn tăng, chứ không hề giảm như thông tin.

“Thật ra chúng ta thấy một số cửa hàng có sức mua giảm thường tập trung ở quận 1 – nơi phục vụ cho người nước ngoài; còn các khu vực tập trung dân lao động sức mua vẫn tăng cao. Trong khi đó, sau dịch COVID-19 hình thức mua bán thương mại điện tử tăng trưởng cao, nên chúng ta thấy một số nơi mua bán có vẻ vắng khách, nhưng thực sự không vắng”, ông Tường nhấn mạnh.

Điều quan trọng nữa, chính là môi trường kinh doanh của doanh nghiệp đã được cải thiện, góp phần làm tăng trưởng GRDP. Trong 5 tháng đầu năm 2023, TP.HCM có 18.630 doanh nghiệp được thành lập mới, 6.459 doanh nghiệp trở lại hoạt động nhưng chỉ có 16.713 doanh nghiệp ngưng hoạt động và 1.530 doanh nghiệp hoàn thành thủ tục giải thể. Như vậy, số doanh nghiệp ngưng hoạt động, và giải thể thấp hơn số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Một trong những nỗ lực lớn của chính quyền TP.HCM là giải ngân vốn đầu tư công đã có những khởi sắc. Trong 5 tháng đầu 2023, TP đã giải ngân đạt 9,4% kế hoạch Thủ tướng giao, tăng gần 3 lần so với cùng kỳ (chỉ 3,59%); còn nếu theo kế hoạch TP giao thì giải ngân đạt 16,4%, cao gần 3 lần so với cùng kỳ (5,8%).

“Sở dĩ hoạt động xuất nhập khẩu của TP.HCM vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn do các thị trường chủ lực như: Mỹ, EU, Trung Quốc chưa phục hồi, nhưng kinh tế TP vẫn phục hồi là do thị trường nội địa còn rất tốt; còn thị trường xuất khẩu cũng đa dạng. Dù 3 thị trường (Mỹ, EU, Trung Quốc) dẫn đầu nhưng không có nghĩa chiếm toàn bộ tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam. Riêng TP.HCM là trung tâm đầu mối giao thương, nên mức bán lẻ chỉ thể hiện một phần của hoạt động thương mại của TP. Hoạt động bán buôn chỉ là tảng băng chìm rất lớn, bán buôn chiếm 65% đến 70% tổng doanh thu thương mại. Đây mới thực sự là nguồn đóng góp rất lớn cho GRDP của TP mà trước đây chúng ta chưa thấy”, ông Tường chia sẻ

Tuy nhiên, ông Tường cho rằng mức tăng trưởng GRDP của TP.HCM trong quý 2/2023 là 5,87% vẫn còn thấp so với các tỉnh, thành khác. Nếu so với 63 tỉnh, thành trong cả nước thì với mức tăng trưởng GRDP là 5,87% , TP.HCM chỉ đứng thứ 35. “Đây là mức tăng khá thấp, chứ không cao. Mức tăng trên, nếu so với 5 thành phố trực thuộc trung ương thì TP.HCM vẫn đứng ở mức thấp, thấp hơn so với Hà Nội, Hải Phòng. Còn nếu so với các tỉnh, thành Đông Nam Bộ thì TP.HCM thấp hơn so với Bình Phước”, ông Tường cho biết.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
12 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao GRDP của TP.HCM trong quý 2/2023 tăng hơn 5 lần so với quý 1?