Tầm nhìn đến năm 2045: "Tây Nguyên trở thành vùng phát triển bền vững, có nền kinh tế xanh, tuần hoàn; hình thành các vùng sản xuất lớn về cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa và trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước”.

Vì sao lúc này Bộ Chính trị lại bàn và ra Nghị quyết về Vùng Tây Nguyên?

Lam Thanh | 14/10/2022, 19:22

Tầm nhìn đến năm 2045: "Tây Nguyên trở thành vùng phát triển bền vững, có nền kinh tế xanh, tuần hoàn; hình thành các vùng sản xuất lớn về cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa và trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước”.

Ngày 14.10, Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lý giải việc ban hành nghị quyết để quán triệt sâu sắc hơn và tổ chức thực hiện tốt hơn chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng về phát triển vùng,

Vùng Tây Nguyên có 5 tỉnh, chiếm 1/6 diện tích tự nhiên của cả nước; với khí hậu, thổ nhưỡng và nhiều tài nguyên, khoáng sản quý hiếm mà không nơi nào có được. “Đây là một địa bàn địa chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước, thuộc tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia; là "phên dậu phía tây của Tổ quốc", là "nóc nhà của Đông Dương"”, Tổng bí thư nêu.

Tuy nhiên, vùng Tây Nguyên hiện vẫn còn không ít những khó khăn; tốc độ tăng trưởng kinh tế thiếu bền vững, có xu hướng chậm lại. Thu nhập bình quân đầu người thấp nhất cả nước; khoảng cách giàu - nghèo giữa các nhóm dân tộc, nhất là của nhóm các dân tộc bản địa, chậm được thu hẹp; tỷ lệ che phủ rừng giảm mạnh; nhiều di sản văn hoá dân tộc đang đứng trước nguy cơ bị mai một…

Bộ Chính trị yêu cầu đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế vùng gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số.

Ngoài ra, cần chú trọng khôi phục, phát triển rừng gắn với giữ vững, bảo vệ rừng, ổn định và nâng cao đời sống, sinh kế của người dân gắn với rừng; ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến nông sản; phát triển bền vững công nghiệp khai thác, chế biến bauxit, alumin, công nghiệp chế biến nhôm; phát triển các trung tâm du lịch lớn, hình thành các tuyến du lịch chuyên đề gắn với bản sắc văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên.

tbt.jpg
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bộ Chính trị cũng yêu cầu đẩy mạnh liên kết vùng, nội vùng. Phát triển vùng Tây Nguyên theo hướng liên kết chặt chẽ với vùng Duyên hải miền Trung và vùng Đông Nam Bộ; lấy việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng số làm động lực, tạo dư địa cho sự phát triển vùng; có cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp để phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng…

Về mục tiêu và tầm nhìn, đây là một nội dung và yêu cầu hoàn toàn mới của nghị quyết. Nếu như Nghị quyết số 10-NQ/TW và Kết luận số 12-KL/TW trước đây chỉ đề ra mục tiêu tổng quát đến năm 2020 thì Nghị quyết lần này đã xác định mục tiêu tổng quát và một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, phấn đấu đến năm 2030, Tây Nguyên là vùng phát triển nhanh, bền vững dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn; giàu bản sắc văn hóa dân tộc; là điểm đến đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế.

Phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; hình thành một số sản phẩm nông nghiệp quy mô lớn, có thương hiệu quốc tế, gắn với các trung tâm chế biến. Cơ bản hình thành hạ tầng giao thông quan trọng, hạ tầng số. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện…

Tầm nhìn đến năm 2045: "Tây Nguyên trở thành vùng phát triển bền vững, có nền kinh tế xanh, tuần hoàn; hình thành các vùng sản xuất lớn về cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa và trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước. Hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ…

Tổng bí thư nhấn mạnh phải tạo sự thống nhất cao trong nhận thức ở tất cả các cấp, các ngành, của người dân và cộng đồng các doanh nghiệp về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của vùng; đổi mới tư duy phát triển, nhất là về liên kết vùng, tiểu vùng; về cơ chế, chính sách đặc thù; về phân bổ nguồn lực; về nguồn nhân lực, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng, các tiểu vùng và từng tỉnh trong vùng, tiểu vùng;

“Phải nhận thức và giải quyết thật đúng, thật tốt mối quan hệ giữa phát triển vùng và phát triển chung của cả nước - cả nước vì vùng và vùng vì cả nước; xác định rõ vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của các ban, bộ, ngành Trung ương; của các địa phương trong vùng để xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết theo đúng tinh thần "đúng vai, thuộc bài" như tôi đã nhiều lần nói”, Tổng bí thư nhấn mạnh.

Tổng bí thư cũng yêu cầu khơi dậy và phát huy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống cách mạng, lòng yêu nước; tinh thần chủ động, sáng tạo; quyết tâm không cam chịu đói nghèo, thua kém các tỉnh khác, vùng khác…

Bài liên quan
Nước, hạn hán và cà phê ở Tây Nguyên: Tìm lối ra cho sự phát triển lâu dài của cây chủ lực
Tây Nguyên đang vào cuối mùa khô. Nhưng theo dự báo, năm nay mùa khô có thể kéo dài tới cuối tháng 5. Khi nào bướm bay rợp trời, lao lia lịa vào kính xe trên đường thì báo hiệu mùa mưa Tây Nguyên sắp về. Năm 1994 - 1995 và cả năm 2005 nữa, Tây Nguyên từng đại hạn, nhưng có lẽ năm nay hạn nặng nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
9 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao lúc này Bộ Chính trị lại bàn và ra Nghị quyết về Vùng Tây Nguyên?