Có ý kiến cho rằng việc phát triển quá nhanh các phương tiện di chuyển cá nhân như ô tô, xe máy cũng là một nguyên dẫn đến việc người dân không mặn mà với các phương tiện vận chuyển hành khách công cộng (xe buýt).

Vì sao ngày càng ít người muốn đi xe buýt?

Một Thế Giới | 04/12/2015, 16:08

Có ý kiến cho rằng việc phát triển quá nhanh các phương tiện di chuyển cá nhân như ô tô, xe máy cũng là một nguyên dẫn đến việc người dân không mặn mà với các phương tiện vận chuyển hành khách công cộng (xe buýt).

Trong buổi hội thảo về các giải pháp phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng diễn ra sáng nay, 4.12.2015 tại Sở GTVT TP.HCM, nhiều chuyên gia tham dự đã đưa ra những giải pháp cho sự phát triển của hệ thống vận chuyển hành khách công cộng.
Tiến sĩ Phạm Sanh nói: “Điều tồn tại của hệ thống xe buýt hiện nay tại TP.HCM một phần từ yếu tố con người, là người dân. Trong đó, thói quen rất quan trọng. Tâm lý của người dân mình thích xe hơi, có tiền là sắm xe hơi, vợ 1 chiếc, chồng 1 chiếc… không ai nghĩ đến việc di chuyển bằng xe buýt…”.
"Hằng ngày tôi di chuyển bằng xe buýt đến trường. điều này đã diễn ra trong 2 năm. Việc di chuyển bằng xe buýt cũng giúp tôi tiết kiệm tiền bạc và sức khỏe, có thời gian thư giãn khi ngồi trên xe. Nhưng tôi thật sự ngán ngẩm cảnh đợi xe buýt, đông đúc mệt mỏi. Hôm nào bị kẹt xe thì kinh khủng hơn. Và nếu có điều kiện hơn, tôi vẫn muốn mua xe máy để chủ động hơn trong việc di chuyển", Hoàng Mai, 2 tuổi, sinh viên trường ĐH Nông Lâm TPHCM.
Hầu hết các chuyên gia đều công nhận những bất cập hiện nay của việc tham gia di chuyển bằng xe buýt như dể bị kẹt xe, trễ giờ làm, chất lượng phục vụ không tốt, thời gian hoạt động trong ngày kết thức sớm (21-22h)… 
Bên cạnh đó, còn có những yếu tố khách tác động đến sự phát triển của hệ thống xe buýt như chính sách quản lý, hạ tầng cơ sở chưa đáp ứng, yếu kém trong việc quản lý điều hành. 
Thực trạng xe buýt TP.HCM hiện nay là “xe nhiều, lắm tuyến, nhưng còn thiếu nhiều yếu tố cấu thành một hệ thống”, tiến sĩ Sanh chốt lại phần tham luận của mình.
Cùng quan điểm hạn chế các phương tiện giao thông cá nhân, ông Dư Phước Tân, thuộc viện Nghiên cứu phát triển cho rằng, để gia tăng tỷ trọng hành khách đi lại bằng xe buýt, bên cạnh các giải pháp đầu tư cho xe buýt, cần quyết liệt triển khai các giải pháp hạn chế phương tiện cơ giới cá nhân, đặc biệt lưu ý nhiều hơn đến xe máy. 
Kiến nghị nên lồng ghép chương trình chỉnh trang đô thị trong việc thực hiện chính sách giảm xe cá nhân, tăng tỷ lệ các chung cư cao tầng, qua đó tạo không gian, mở thêm luồng tuyến mới, gia tăng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
Nhiều giải pháp nhưng khó thực hiện
Tại hội thảo, ông Lương Minh Phúc, giám đốc Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông - đô thị TP.HCM (UCCI), cho biết Dự án phát triển giao thông xanh TP.HCM (BRT) khi hoàn thành sẽ đóng góp cho TP.HCM một loại hình vận tải hành khách công cộng mới là tuyến xe buýt nhanh BRT chạy dọc hành lang đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ, với thời gian vận chuyển ngắn hơn, tiện nghi và an toàn hơn.
Tham gia buổi hội thảo còn có ông Lâm Thiếu Quân, đại biểu HĐND TP. Trong bài tham luận của mình, ông Quân nhấn mạnh về sự trợ giá xe buýt. Ông đưa ra những hình thức trợ giá mà thông qua đó sẽ có những chuyển biến tích cực hơn trong công tác quản lý cũng như khích lệ sự phát triển của hệ thống xe buýt như trợ giá trực tiếp, phối hợp giữa trợ giá trực tiếp và hỗ trợ gián tiếp, hay trợ giá bằng chính sách. 
Ông cho rằng nếu trợ giá bằng chính sách sẽ giảm chi phí hoạt động, bên cạnh đó tăng thu dịch vụ như quảng cáo trạm chờ xe buýt, thúc đẩy người dân giảm sử dụng phương tiện giao thông cá nhân bằng cách tăng dần phí sử dụng vỉa hè, phí đỗ xe dưới lòng đường lũy tiến theo thời gian… các phí này sẽ được bù đắp phần trợ giá cho vận tải hành khách công cộng.
Một trong những phương pháp được ông Quân đưa ra là đầu tư hệ thống điện tử điều hành vận tải hành khách công cộng hiện đại, dùng chung trên toàn bộ mạng lưới. Hạn chế dần phương tiện giao thông cá nhân thông qua các biện pháp tài chính.
Số lượng hành khách giảm dần
Theo thống kê của Trung tâm quản lý vận tải hành khách công cộng, hệ thống xe buýt đang được phục hồi và phát triển từ năm 2002. Đến nay, khối lượng vận chuyển đã tăng lên 10 lần, từ 36 triệu lượt khách/năm 2002 lên 336 triệu lượt khách/năm 2014.

Tuy tăng về số lượng khách trong suốt hơn 10 năm qua, nhưng trong những năm gần đây hành khách có xu hướng giảm dần. Số lượng xe buýt năm 2013 đạt 411,23 triệu lượt khách trong năm 2013, đến năm 2014 số lượng khách giảm còn 367 lượt và dự kiến năm 2015 con số sẽ xấp xỉ 324 triệu lượt khách.

Cũng theo thống kê của Trung tâm quản lý vận tải hành khách công cộng, trong năm 2013 có 5.761 trường hợp mất chuyến (không đón được khách), năm 2014 là 5724 trường hợp, tăng đột biến ở năm 2015 khi có đến 7.925 trường hợp mất chuyến do tình hình ùn tắc giao thông, xe buýt về bến trễ hơn so với thời gian sự kiến.

Thảo Hương
Bài liên quan
4 tuyến xe buýt không trợ giá kết nối Đà Nẵng - Quảng Nam
Sáng 26.4, Sở GTVT TP.Đà Nẵng, Sở GTVT tỉnh Quảng Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Xe khách Phương Trang - FUTA Bus Lines tổ chức lễ công bố 4 tuyến xe buýt liền kề không trợ giá trên địa bàn Đà Nẵng - Quảng Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bàn giải pháp cấp nước sạch ở ĐBSCL bằng nhà máy di động trong container
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Hiện đã có doanh nghiệp làm được nhà máy nước di động, đầu vào sử dụng nước ngọt và cả nước nhiễm mặn để xử lý thành nước sạch với công suất tới 3.000m3/ngày.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao ngày càng ít người muốn đi xe buýt?