Khủng hoảng trung niên có thể xảy ra với bất kỳ ai. Ngay cả với những người có công việc hoàn mỹ nhất. Khi điều này xảy ra, nó tạo ra nỗi đau trong mỗi cá nhân và làm mất đi năng suất lao động rõ rệt. Hiện tượng này vẫn đang được nghiên cứu và tìm hiểu, để lại những câu hỏi cực kỳ quan trọng đang cần lời giải đáp. Nguyên nhân là gì? Vì sao hiện tượng này xảy ra ở tuổi trung niên? Và làm như thế nào để những ngưởi mắc kẹt trong công việc của họ cảm thấy thoải mái hơn?
Một tác phẩm kinh tế đã bắt đầu nghiên cứu điều gì đang xảy ra ở tuổi trung niên, cung cấp thông tin có thể giúp mọi người và doanh nghiệp quản lý rủi ro cho một viễn cảnh không mấy tốt đẹp. Phân tích trên diện rộng tầm cỡ quốc gia như Anh quốc, một nhóm nhà kinh tế học kế hợp với giáo sư Andrew Oswald của đại học Warwick tìm ra rằng sự hài lòng công việc giảm sút một cách thảm hại trong độ tuổi trung niên. Khủng hoảng sự nghiệp trung niên là một hiện tượng mang tính phổ thông, rộng rãi chứ không phải là vấn đề đơn thuần của một vài cá nhân. Tuy nhiên có một tin tốt đẹp, bên phần bên kia sự nghiệp của nhiều người, sự hài lòng công việc lại tăng lên lại, trong nhiều trường hợp nó còn cao hơn cả sự hài lòng khi mới bước vào sự nghiệp. Tạo ra một đồ thì hình chữ U.
Cuộc nghiên cứu tiếp theo chỉ ra rằng vấn đề hài lòng công việc theo hình chữ U nêu trên chỉ là một phần nhỏ của một hiện tượng lớn rộng hơn. Một khủng hoảng trung niên tương tự có thể được tìm ra trong suốt cuộc đời làm việc của mọi người trong hơn 50 quốc gia có mặt trong cuộc nghiên cứu. Tính bình quân, sự hài lòng cuộc sống cao khi người ta còn trẻ, sau đó điều này giảm trong những năm 30, đạt đáy vào những năm giữa 40 và 50 trước khi tăng trở lại ngang với mức đầu khi mới trưởng thành. Và hình chữ U này xảy ra trên toàn bộ các thành phần kinh tế, cả những vị trí cao cấp, cả giới công nhân cổ xanh hay những ông bà mẹ làm việc tại nhà. Nó ảnh hưởng đến cặp vợ chồng vô sinh cũng như độc thân hay cha mẹ có con nhỏ. Nói tóm lại, khủng hoảng tuổi trung niên không chừa một thành phần nào.
Vậy điều gì điều khiển sự hài lòng với công việc và cuộc đởi tuổi trung niên nếu nó độc lập với các hoàn cảnh cuộc sống của mỗi người? Và nếu nó là một hiện tượng rộng khắp, tại sao nó lại làm chúng ta ngạc nhiên? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi đã phân tích một cuộc khảo sát của người Đức với 23000 người từ năm 1991 đến năm 2004, nơi mà mọi người báo cáo về tình hình cuộc sống hiện tại cũng như những mong ước của họ trong vòng 5 năm. Khi mà cùng mỗi cá nhân được phỏng vấn mỗi năm, chúng ta có thể xem xét nếu những mong ước đó được dự đoán chính xác.
Khi bạn cảm thấy bị mắc kẹt:
Những người trẻ, thường lá quá lạc quan, mong đợi một chuyển biến khởi sắc trong việc hài lòng với cuộc sống hơn là tham gia vào chiều đi xuống của đồ thị chữ U kể trên. Những người trưởng thành trẻ tuổi thường tin rằng "Tôi sẽ vượt qua đa số". Họ nghĩ rằng họ sẽ là những người may mắn kết thúc với một công việc đỉnh cao, hôn nhân hạnh phúc và những đứa con khỏe mạnh. Những nhà thần kinh học cho rằng lạc quan thái quá chủ yếu dựa vào quá trình chuyển hóa thông tin trong não, khiến việc sửa sai những kỳ vọng trong giới trẻ trở nên khó khăn.
Khi chúng ta già đi, mọi việc thường không đi theo mong muốn như chúng ta đã lên kế hoạch. Chúng ta không leo lên chiếc thang sự nghiêp nhanh như chúng ta từng mong muốn. Hoặc nếu có, chúng tao không cảm thấy uy tín và thu nhập cao làm chúng ta hài lòng như chúng ta đã mong đợi. Cùng lúc đó, những kỳ vọng cao về tương lai lại lao dốc. Trung niên thường là thời gian đau khổ gấp bội, bao gồm thất vọng và những nguyện vọng bốc hơi theo năm tháng. Mội nghịch lý diễn ra rằng những người ít có lý do để phàn nàn nhất lại chịu đựng nhiều nhất. Họ cảm thấy không hạnh phúc, thất vọng với bản thân họ bởi vì sự bất mãn của họ không được ai đánh giá đầy đủ. Điều mà có thể dẫn đến một vòng luẩn quẩn.
Tại đáy của đồ thị chữ U này ( giữa 50, theo thống kê của nghiên cứu từ nước Đức) khi cuộc đời được kỳ vọng chạm vào mức hài lòng hiện tại. Con người ta thường nghĩ đến cuộc đời họ đang đi về đâu. Cùng lúc đó, não bộ đã già nua cảm thấy ít luyến tiếc hơn với các cơ hội bị bỏ qua. Sự kết hợp giữa chấp nhận cuộc sống và cảm xúc ít luyến tiếc hơn về quá khứ là điều làm sự hài lòng về cuộc sống gia tăng trở lại. Khi con người ta trên 50 tuổi, họ thường đánh giá thấp sự hài lòng về tương lai, điều này đến từ một sự không kỳ vọng một sự bất ngờ không mấy dễ chịu, cho nên sự hài lòng lại gia tăng lần nữa.
Nhìn chung, những khám phá này chỉ ra đồ thị chữ U về sự hài lòng công việc xuyên suốt cuộc đời được điều khiển bởi sự lệch pha của những mong ước và những nỗi đau đớn cảm nhận trong tuổi trung niên. Những cảm xúc này dần tan đi khi sự luyến tiếc giảm xuống theo thời gian. Quan trọng nhất, trong cuộc khảo sát của người Đức, hiện tượng này không bị ảnh hưởng bởi vị trí xã hội, kinh tế, giới tính hay vùng miền, khác biệt văn hóa. Thời kỳ của "khủng hoảng trung niên" được coi như là một phần của sự phát triển tự nhiên, ảnh hưởng bởi tâm lý, sinh lý hơn là điều kiện công việc cụ thể. Cho nên sự thay đổi trong sự nghiệp ít khi làm bạn tốt hơn. Nếu những nhà đầu tư phố Wall đổi chỗ cho những người làm cho tổ chức phi chính phủ, chúng tôi nghĩ họ cũng gặp phải vấn đề tương tự.
Dữ liệu thống kê chỉ ra rằng nếu bạn đang trong thời kỳ khủng hoảng trung niên, có lẽ bạn nên chờ đến khi đồ thị chữ U đi lên. Nhưng có một vài điều chúng ta có thể làm để đối mặt với điều này:
Về cá nhân, nhận thức về khủng hoảng trung niên như là một giai đoạn tạm thời trong cuộc đời làm việc của bạn. Việc này sẽ khiến bạn nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm khi bạn tuyệt vọng. Hơn nữa, bạn có thể tạm chấp nhận khi nối tiếc những mong ước không đạt được để bạn có thể thoát ra vòng luẩn quẩn của thất vọng và bất mãn.
Về góc độ của doanh nghiệp, nhà quản lý nhân sự, chúng ta có thể đưa ra chương trình tư vấn khủng hoảng tuổi trung niên. Tư vấn thường hướng dẫn thời kỳ đầu của sự nghiệp, nhưng việc tư vấn nên đi theo suốt quá trình sự nghiệp của nhân viên. Những người tuổi trung niên có thể học từ những người tiền nhiệm đã trải qua thời kỳ này. Văn hóa doanh nghiệp có thể cởi mở về việc khủng hoảng tuổi trung niên để ủng hộ những nhân viên đang trong giai đoạn này. Chúng ta nên định hướng và giúp họ tìm ra những cơ hội và hướng đi mới trong nội bộ doanh nghiệp.
Khi mà khủng hoảng trung niên có thể khiến bạn đau khổ, nó cũng có thể mang lại cơ hội để tự vấn bản thân, tìm ra điểu mạnh yếu của cá nhân. Tùy vào bạn mà có thể gỡ bỏ bất mãn, thay đổi toàn diện trong hy vọng về một ngày mai sáng lạn hơn. Hãy đặt bạn vào đáy của đồ thị hình chữ U này, từ đó bạn có thể đi lên phía trước
Nguyễn Long ( theo Harvard Business Review)