Các cuộc biểu tình phản đối và kêu gọi tẩy chay với phiên bản live-action Mulan của Disney đã bùng lên mạnh mẽ sau khi bộ phim được phát sóng trên Disney+.

Vì sao nhiều nước châu Á kêu gọi tẩy chay Mulan?

08/09/2020, 12:44

Các cuộc biểu tình phản đối và kêu gọi tẩy chay với phiên bản live-action Mulan của Disney đã bùng lên mạnh mẽ sau khi bộ phim được phát sóng trên Disney+.

Bom tấn Mulan đã không được khán giả đón nhận như kỳ vọng - Ảnh: Internet

Sau một thời gian phải hoãn chiếu nhiều lần vì ảnh hưởng của dịch COVID-19, phiên bản live-action của Mulan đã được phát hành vào ngày 4.9 trên nền tảng Disney+. Ở nhiều quốc gia không có Disney+ hoặc đã mở cửa rạp chiếu như Singapore, Thái Lan phim vẫn được phát hành ngoài rạp. Tại Trung Quốc, bộ phim này dự kiến sẽ ra rạp vào ngày 11.9 tới.

Nhưng thay vì được khán giả đón nhận thì tác phẩm của đạo diễn Niki Caro lại một lần nữa phải đối mặt với một làn sóng kêu gọi tẩy chay mới. Một cuộc vận động với hashtag #BoycottMulan đã trở thành một xu hướng trên Twitter và lan rộng ở nhiều quốc gia châu Á ngay sau khi Mulan được phát hành trên Disney+.

Phong trào tẩy chay Mulan nổ ra rầm rộ - Ảnh: Internet

Phong trào tẩy chay Mulan bắt đầu nổ ra vào tháng 8 năm ngoái khi Lưu Diệc Phi – ngôi sao của bộ phim lên tiếng ủng hộ cảnh sát Hong Kong sử dụng bạo lực để đàn áp người biểu tình. Trên Weibo, nữ diễn viên viết: “Tôi ủng hộ cảnh sát Hong Kong. Các bạn có thể tấn công tôi bây giờ. Thật đáng xấu hổ thay cho người dân Hong Kong.”

Hiện tại việc phát hành của phim vấp phải làn sóng tẩy chay dữ dội ở một số khu vực châu Á, đặc biệt ở Đài Loan, Hồng Kông là do hệ quả sau những phát ngôn của nữ diễn viên Lưu Diệc Phi để lại.

Mulan là phiên bản live-action được remake từ phim hoạt hình nổi tiếng cùng tên của Disney. Bộ phim kể về một nữ anh hùng trẻ tuổi đã vô cùng dũng cảm, hy sinh để bảo vệ cho đất nước mình. Vào tháng 8 khi Chu Đình – nhà hoạt động ủng hộ dân chủ người Hong Kong bị bắt theo luật an ninh mới do Bắc Kinh áp đặt, những người biểu tình cho rằng chính cô mới là “Mulan thật sự” chứ không phải Lưu Diệc Phi.

Nữ diên viên Lưu Diệc Phi - Ảnh: Internet

Sự ủng hộ Chu Đình và các nhà lãnh đạo biểu tình Hong Kong đã lan mạnh ra cả Đài Loan và Thái Lan do những lo ngại về tầm ảnh hưởng lớn của Trung Quốc trong khu vực. Những tuần qua, ở Thái Lan cũng đã nổ ra những cuộc biểu tình do sinh viên lãnh đạo kêu gọi cải cách chế độ quân chủ. Phong trào này được nhiều người Hong Kong ủng hộ, đổi lại những người biểu tình ở Thái Lan cũng chung tay với công cuộc biểu tình ở Đài Loan và Hong Kong.

Bởi vì Disney phục tùng Bắc Kinh và vì Lưu Diệc Phi công khai và tự hào ủng hộ sự tàn bạo của cảnh sát ở Hong Kong, tôi kêu gọi tất cả những ai tin vào nhân quyền hãy tẩy chay phim này #BoycottMulan,” nhà hoạt động Hong Kong Joshua Wong cũng đã kêu gọi trên Twitter.

Bên cạnh đó những người biểu tình cũng đang kêu gọi mọi người tẩy chay việc mua Mulan trên Disney+ hoặc đến rạp để xem bộ phim này vì bộ phim đã quay một phần của bộ phim ở Tân Cương, Trung Quốc. Theo The New York Times, các nhà hoạt động nhân quyền và Liên hợp quốc đã lên án chính phủ Trung Quốc vì cách đối xử của họ với một nhóm người dân tộc Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương

Những lời kêu gọi tẩy chay này cũng được đưa ra vào thời điểm chính phủ Mỹ đang tìm cách cấm các hoạt động của công ty nổi tiếng của Trung Quốc mà chính quyền ông Donald Trump cho là mối đe doạ an ninh quốc gia. Huawei và ZTE không còn được phép bán sản phẩm của mình tại thị trường Mỹ, trong khi ứng dụng Tik Tok đang phải đối mặt với lệnh cấm nếu công ty mẹ ByteDance không bán Tik Tok cho một công ty Mỹ như Microsoft hoặc Orale.

Năm ngoái, Mulan cũng gặp phải phản ứng dữ dội của khán giả Việt Nam. Lý do là diễn viên Lưu Diệc Phi đã từng ủng hộ đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc, khiến cho dự định phát hành của Mulan tại Việt Nam đã bị huỷ bỏ.

Hiện tại Disney đang vô cùng hy vọng sẽ có một lượng người xem lớn khi Mulan ra mắt tại thị trường Trung Quốc. Vì tiềm năng phòng vé tại thị trường đông dân này lớn hơn nhiều so với Hong Kong. Thế nhưng, điều đó không đồng nghĩa với việc thị trường mà đạo diễn Niki Caro nhắm tới sẽ yêu thích Mulan như kỳ vọng.

Trung Quốc là một thị trường với tiềm lớn năng khai thác vô cùng lớn nhưng họ không hề dễ tính, nhất là đối với các yếu tố liên quan đến văn hoá và lịch sử dân tộc. Một số nhà phê hình Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ đều cho rằng Mulan của Disney đã miêu tả không trung thực câu chuyện gốc. Họ đã tìm thấy những điểm không chính xác, đặc biệt là về bối cảnh lịch sử, thiết kế trang phục và kiến trúc của bộ phim, cũng như một số concept đặc trưng của văn hoá Trung Hoa ví dụ như “khí công” – năng lực mà nhân vật chính sử dụng trong phim.

Sáng 7.9, điểm Douban (Trung Quốc) của Mulan là 4,8, đây là một điểm số rất thấp. Điểm số trên Rotten Tomatoes cũng không khá hơn khi chỉ đạt 55%.

Đan Thùy

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
một giờ trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao nhiều nước châu Á kêu gọi tẩy chay Mulan?