Liên tục trong nhiều ngày qua, số ca mắc COVID-19 ở TP.HCM luôn dao động ở mức từ 600 đến hơn 700 ca mỗi ngày. Dù TP.HCM đã thực hiện rất nhiều giải pháp chống dịch so với trước đó nhưng số ca COVID-19 vẫn tăng cao vì đâu?

Vì sao TP.HCM mạnh tay chống dịch nhưng số ca mắc COVID-19 lại tăng?

Hồ Quang | 06/07/2021, 21:28

Liên tục trong nhiều ngày qua, số ca mắc COVID-19 ở TP.HCM luôn dao động ở mức từ 600 đến hơn 700 ca mỗi ngày. Dù TP.HCM đã thực hiện rất nhiều giải pháp chống dịch so với trước đó nhưng số ca COVID-19 vẫn tăng cao vì đâu?

Quay ngược lại thời điểm TP.HCM bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội vào ngày 31.5, số ca mắc COVID-19 mỗi ngày ở địa bàn chỉ dao động từ 20 đến 25. Những ngày đầu thực hiện giãn cách xã hội, số ca mắc COVID-19 tăng lên 30 - 60 ca.

Kể từ đó, TP.HCM còn thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 và 16 ở nhiều nơi. Đến ngày 19.6, UBND TP.HCM tiếp tục ra Chỉ thị 10 về siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19. Chỉ thị này siết chặt công tác phòng chống dịch ở mức cao hơn nhiều so với Chỉ thị 15.

vi-sao-tphcm-cang-chong-dich-so-ca-mac-covid-19-cang-tang-hinh-anh(1).png
TP.HCM liên tiếp xuất hiện nhiều khu vực bị phong tỏa do có ca mắc COVID-19- Ảnh: PV

Trong Chỉ thị 10, TP.HCM nghiêm cấm tụ tập quá 3 người nơi công cộng, cấm hoàn toàn chợ tự phát, đóng cửa gần cả trăm chợ truyền thống không đáp ứng được yêu cầu công tác phòng chống dịch COVID-19. Thành phố còn phân cấp cho các quận, huyện quyết định thực hiện các giải pháp mạnh tay hơn trong công tác phòng chống dịch COVID-19 tại địa phương. Nhiều quận huyện đã phong tỏa nhiều khu phố, ấp với hình thức “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, thậm chí toàn bộ cả xã, phường…

Dù vậy, liên tục trong các ngày sau đó, số ca mắc COVID-19 lại tiếp tục tăng lên, cán mốc 3 con số. Đến gần đây, số ca COVID-19 là 600 đến hơn 700 mỗi ngày và đang tiếp tục có dấu hiệu tăng nữa.

Tính từ ngày 27.4 đến 6.7, số ca mắc COVID-19 trên địa bàn là 7.385 nên TP.HCM buộc phải lấy cả những chung cư làm Bệnh viện Điều trị COVID-19, huy động 11 cơ sở y tế với 500 giường hồi sức để điều trị những bệnh nhân nặng và nguy kịch…

Từ đây, nhiều người tỏ ra băn khoăn, thậm chí hoang mang vì những hoạt động chống dịch của TP.HCM được coi “rất chặt chẽ” lại liên tục bị “thủng lưới”.

Nếu nhìn vào cách thực hiện phòng chống dịch của TP.HCM hiện nay, nhiều người sẽ thắc mắc tại sao TP yêu cầu đóng cửa tất cả quán ăn, nhà hàng, quán hàng rong, cấm tụ tập quá 3 người, thực hiện 5k… mà lại tổ chức tập trung hàng trăm, hàng nghìn người để tiêm vắc xin ngừa COVID-19 hay lấy mẫu xét nghiệm COVID-19?

Với mục đích nhanh chóng truy vết F0 trong cộng đồng để kiểm soát dịch bệnh, cũng như đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho người dân nhằm tạo miễn dịch cộng đồng, TP.HCM đã tổ chức các điểm lấy mẫu xét nghiệm và các điểm tiêm vắc xin ngừa COVID-19 với quy mô lớn.

Ngày 19.6, TP đã tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho hàng nghìn công nhân của Công ty TNHH Nidec Sankyo và các công ty khác ở Khu công nghệ cao TP.HCM.

Ngay sau chiến dịch tiêm vắc xin ngừa COVID-19 đã xuất hiện hàng chục công nhân của Công ty TNHH Nidec Sankyo dương tính với SARS-CoV-2. Sau đó, số công nhân mắc COVID-19 ở Công ty Nidec Sankyo lên đến hàng trăm người, biến nơi đây trở thành “ổ dịch” rất phức tạp, lây lan không chỉ trong khu công nghệ cao mà còn ra ngoài cộng đồng.

Thống kê của Liên đoàn lao động TP.HCM, tính đến nay đã có gần 20.000 công nhân, lao động phải ngừng việc do COVID-19. Trong đó có gần 1.000 công nhân là F0, hơn 6.700 F1 và gần 12.000 F2.

Đặc biệt, người TP và nhiều nơi khác đã phát hoảng khi biết có hơn 9.000 người tập trung ở Nhà Thi đấu Phú Thọ (quận 11) hôm 24.6 để tiêm vắc xin ngừa COVID-19. Cũng giống như ở Công ty TNHH Nidec Sankyo, nơi đây cũng biến thành “ổ dịch”. Từ Phó chủ tịch UBND quận 11 (sắp xếp trật tự cho những người tiêm vắc xin) đến cán bộ quân đội đi tiêm vắc xin ở đây cũng mắc COVID-19.

Mới đây, người dân cả nước “mắt tròn, mắt dẹt” khi nhìn thấy hàng nghìn người dân, tiểu thương chen chúc nhau xét nghiệm nhanh COVID-19 tại chợ đầu mối Bình Điền trong điều kiện không giãn cách xã hội. Điều đáng nói, nơi đây vừa phát hiện hàng chục người dân và tiểu thương mắc COVID-19.

Dù biết nguy hiểm, có thể bị lây nhiễm COVID-19 bất lúc nào, nhưng người dân và tiểu thương ở đây vẫn phải tranh nhau xét nghiệm, lấy kết quả xét nghiệm để có giấy “thông hành” phục vụ cho việc mưu sinh tại chợ.

Trước đó, ngành y tế TP.HCM nói rằng, hiện các F0 đang len lỏi trong cộng đồng mà chúng ta chưa phát hiện được, thì chính những hoạt động này đã “tiếp tay” cho các F0 chưa phát hiện đó có điều kiện phát tán, lây lan và bùng phát mạnh trong cộng đồng. Đó là chưa kể việc thực hiện 5K tại nhiều nơi, thậm chí trong các cơ sở y tế vẫn còn lơ là đã vô tình góp phần làm lây lan và bùng phát dịch bệnh COVID-19 tại TP.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
một giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao TP.HCM mạnh tay chống dịch nhưng số ca mắc COVID-19 lại tăng?