Trong những năm qua, việc giải quyết nhu cầu việc làm sau đào tạo nghề đang được đặt lên hàng đầu, đó là “nút thắt” cho việc thu hút lao động nghề cũng như nâng cao hơn nữa chất lượng, trình độ của lao động nghề ở nước ta. 

Việc làm sau đào tạo nghề: Phát triển kỹ năng là 'nút thắt' quan trọng

Một Thế Giới | 13/08/2015, 14:04

 Trong những năm qua, việc giải quyết nhu cầu việc làm sau đào tạo nghề đang được đặt lên hàng đầu, đó là “nút thắt” cho việc thu hút lao động nghề cũng như nâng cao hơn nữa chất lượng, trình độ của lao động nghề ở nước ta. 

Hợp tác với doanh nghiệp tìm “đầu ra” 
Doanh nghiệp là những người trực tiếp sử dụng lao động, vì vậy, việc hợp tác với các doanh nghiệp để tìm việc làm cho học viên sau khi tốt nghiệp trường dạy nghề là điều thiết yếu. 
Theo khảo sát từ Dự án Tăng cường kỹ năng nghề do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ, trong 223 doanh nghiệp được khảo sát về nhu cầu và khả năng sẵn sàng hợp tác với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đều có nhu cầu hợp tác để tìm kiếm nguồn nhân lực. Các hoạt động hợp tác bao gồm: tiếp nhận sinh viên, giáo viên tham quan tìm hiểu về doanh nghiệp, thực tập, cung cấp thông tin tuyển dụng, thông tin phản hồi chất lượng học viên tốt nghiệp, hầu hết doanh nghiệp sẵn sàng thực hiện (trên 50%).
Phat trien ky nang dao tao nghe
Việc đào tạo và phát triển kỹ năng nghề cho học viên mới ra trường là một vấn đề khá khó khăn
Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế chung đang gặp khá nhiều khó khăn, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp cũng đang “chững” lại dần so với trước đây. Đó là một trong những khó khăn trước mắt có thể thấy được. Vì thế nên ngoài những cách làm cơ bản như trên, việc tổ chức các Hội chợ việc làm để doanh nghiệp có thể tiếp xúc, tìm kiếm nguồn lao động từ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là một phương án tạo nhiều hiệu quả. 
Cuối tháng 6 vừa qua, Hội chợ việc làm 2015 do Tổng cục Dạy nghề tổ chức tại trường Cao đẳng nghề Hàng hải thành phố Hồ Chí Minh đã là một cầu nối đưa các học viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu. Tại đây, đã có hơn 2.000 học viên sắp tốt nghiệp đã tiếp xúc trực tiếp với hàng chục doanh nghiệp tham gia gian hàng tuyển dụng. Qua đó, sinh viên có thể nắm bắt về các kỹ năng mà nhà tuyển dụng yêu cầu cũng như nắm được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp để tìm việc làm cho mình sau khi ra trường. 
Nâng cao chất lượng giảng dạy là cốt lõi
Một trong những vấn đề đặt ra là ngoài nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp thì trình độ, tay nghề lao động của các học viên từ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng là điều ảnh hướng trực tiếp đến tỷ lệ học viên có việc làm sau khi tốt nghiệp. 
Trong Dự án Tăng cường kỹ năng nghề do Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐ-TB&XH là chủ đầu tư, 15 trường dạy nghề và 15 nghề trọng điểm đã được đầu tư máy móc, thiết bị giảng dạy hiện đại, đáp ứng nhu cầu thực hành theo đặc thù chuyên môn của các trường đào tạo nghề. Không những thế, đội ngũ giáo viên cũng được nâng cao năng lực để tổ chức đào tạo theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.
Phat trien ky nang dao tao nghe
Không phải học viên nào sau khi ra trường đều nắm được hết các kỹ năng đã được đào tạo trong nhà trường
Ông Trần Văn Tiến, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Hàng hải thành phố Hồ Chí Minh cho biết: "Trường Cao đẳng nghề Hàng hải thành phố Hồ Chí Minh là 1 trong các trường được thụ hưởng Dự án Tăng cường kỹ năng nghề. Nhờ có Dự án, trường đã được thụ hưởng một lượng trang thiết bị thực hành tương đối đầy đủ, hiện đại, các sinh viên được học tập, thực hành trên những thiết bị hiện đại, thời gian thực hành của học viên tại trường cũng tăng lên đáng kể, chiếm khoảng 70% thời lượng học tập.” 
“Nhờ vậy, phần lớn học viên sau khi ra trường dễ dàng tìm được việc làm và được các doanh nghiệp đánh giá cao về trình độ tay nghề. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp đã chủ động đến trường để tuyển dụng lao động; phối hợp với nhà trường để bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, nhân viên” – Ông Trần Văn Tiến cho biết thêm.
Có thể nói, với việc tập trung chuyên môn, nâng cao phương pháp giảng dạy thì chất lượng lao động tốt nghiệp từ các trường dạy nghề đã, đang và sẽ được cải thiện đáng kể. Đó cũng chính là một trong những phương án tốt nhất, hiệu quả nhất nhằm tháo gỡ bài toán việc làm cho học viên từ các cơ sở đào tạo nghề.
Minh Khuê
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việc làm sau đào tạo nghề: Phát triển kỹ năng là 'nút thắt' quan trọng