Việt Nam hiện đang nằm trong số 3 quốc gia có số lượng hàng thủy sản bị trả về nhiều nhất tại các thị trường lớn như: Mỹ, Úc, Nhật, EU... Nguyên nhân khiến các sản phẩm bị từ chối là do hàng bị nhiễm khuẩn, dư lượng thuốc thú y vượt ngưỡng, chứa chất gây ô nhiễm…

Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc về thủy sản xuất khẩu bị trả về

tuyetnhung | 21/09/2016, 12:16

Việt Nam hiện đang nằm trong số 3 quốc gia có số lượng hàng thủy sản bị trả về nhiều nhất tại các thị trường lớn như: Mỹ, Úc, Nhật, EU... Nguyên nhân khiến các sản phẩm bị từ chối là do hàng bị nhiễm khuẩn, dư lượng thuốc thú y vượt ngưỡng, chứa chất gây ô nhiễm…

Phát biểu tại diễn đàn “An toàn thực phẩm: Câu hỏi về sự phối hợp và tin tưởng lẫn nhau” diễn ra ngày 20.9, bà Hoàng Mai Vân Anh, đại diện Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) cho biết, mỗi năm Việt Nambị thiệt hại khoảng 14 triệu USD vì những lô hàng bị trả về từ các nước.

Đáng chú ý, theo bà Vân Anh, hiện Việt Nam đang nằm trong top 3 các nước các số lượng lô hàng bị trả lại nhiều nhất ở 4 thị trường vốn được xem là truyền thống của Việt Nam như: Mỹ, Úc, Nhật Bản, EU.Trong đó, tại EU, Việt Nam có số lô hàng xuất khẩu bị trả về cao nhất, với 11,6%, tiếp đến là Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia... Tại Mỹ, Việt Nam đứng thứ 2 sau Trung Quốc, với tỷ lệ 14,2%. Tại Nhật Bản, tỷ lệ này nhảy vọt lên tới 27,5%, chỉ đứng sau Trung Quốc. Còn tại Úc là 11,5%.

Theo cơ quan quản lý thị trường các nước, nguyên nhân khiến số hàng thủy sản của Việt Nam bị trả về ngày càng tăng là do vi phạm quy định về an toàn thực phẩm như chứa chất gây ô nhiễm,nhiễm vi sinh,kháng sinh vượt quá ngưỡng cho phép của nước nhập khẩu.

Nguyên nhân này cũng được phía Việt Nam xác thực. Điều tra củaTổng cục Thủy sản và Cục Thú y Việt Nam cho biết, thời gian qua, nhiều địa phương đã sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh không tuân theo hướng dẫn, quy định dẫn đến tồn dư trong sản phẩm thủy sản, gây mất an toàn thực phẩmkhiến một số quốc gia tạm ngừng nhập khẩu. Trong khi đó, nhiều địa phương chưa tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý thú y thủy sản, thiếu cán bộ chuyên môn và trang thiết bị.

Hiện nay có khoảng 5.000 - 6.000 loại thuốc, hóa chất phòng trị bệnh, xử lý môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản lưu hành trên thị trường Việt Nam. Các sản phẩm thuốc, hóa chất, kháng sinhđược quảng cáo, bán tràn lan;người nuôi hoang mang không biết đâu là sản phẩm có thể sử dụng được và không để lại tồn dư kháng sinh trong sản phẩm thủy sản…Trong khi đó, việc sử dụng quá nhiều loại thuốc kháng sinh và sử dụng không đúng cách đã gây ra hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc, tích tụ dư lượng thuốc kháng sinh trong sản phẩm thủy sản.

Trước thực trạng này, nhiều chuyên gia ngành đề xuất cần cơ cấu lại hệ thống quản lý và kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm hiện hành theo hướng thống nhất toàn quốc, thay vì như hiện nay Bộ Y tế quản lý thực phẩm chế biến, Bộ NN&PTNT quản lý sản phẩm tươi sống, Bộ Công thương quản lý thực phẩm lưu thông trên thị trường. Hệ thống này phải tổ chức và xây dựng được các phòng đánh giá chất lượng và an toàn thực phẩm chính xác, hiệu quả, uy tín và có vai trò cấp chứng chỉ xác nhận chất lượng và độ an toàn sản phẩm của các cơ sở sản xuất.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
6 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc về thủy sản xuất khẩu bị trả về