Mới đây, tổ chức Sáng kiến Chuyển dịch Năng lượng Việt Nam (VIET) phối hợp với Văn phòng Đại diện Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam (VCEA) tại TP.HCM và Hiệp hội Điện gió Tỉnh Bình Thuận (BWEA) tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió ở Việt Nam”.

Việt Nam có thể đi đầu trong phát triển điện gió ngoài khơi?

19/04/2020, 15:31

Mới đây, tổ chức Sáng kiến Chuyển dịch Năng lượng Việt Nam (VIET) phối hợp với Văn phòng Đại diện Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam (VCEA) tại TP.HCM và Hiệp hội Điện gió Tỉnh Bình Thuận (BWEA) tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió ở Việt Nam”.

Ảnh: Internet

Là một nền kinh tế mới nổi, Việt Nam đang tìm kiếm các lựa chọn khác nhau để đáp ứng nhu cầu điện ngày càng gia tăng của nền kinh tế. Theo Bản đồ Gió Toàn cầu (Global Wind Atlas) ước tính, hơn 39% diện tích của Việt Nam có tốc độ gió trung bình hàng năm trên 6 m/s ở độ cao 65 mét và hơn 8% diện tích đất liền của Việt Nam có tốc độ gió trung bình hàng năm trên 7 m/s.

Điều này tương ứng với tiềm năng tài nguyên gió là 512 GW và 110 GW…; tiềm năng kỹ thuật của điện gió trên bờ vào khoảng 42 GW, phù hợp triển khai dự án điện gió quy mô lớn.

Theo thông tin từ tổ chức Sáng kiến Chuyển dịch Năng lượng (VIET), đến tháng 3.2020 có 78 dự án với tổng công suất khoảng 4,8 GW đã được bổ sung quy hoạch; 11 dự án với tổng công suất 377 MW đã vận hành phát điện; 31 dự án với tổng công suất 1,62 GW đã ký hợp đồng mua bán điện (PPA) và dự kiến đi vào vận hành năm 2020-2021. Ngoài ra, còn 250 dự án với tổng công suất xấp xỉ 45 GW đang đề nghị bổ sung quy hoạch phát triển điện lực.

Mặc dù Việt Nam đã có giá FIT cho điện gió vào năm 2011 với mức 78 USD/MWh, tuy nhiên mức giá này được coi là không khả thi về mặt thương mại. Tuy nhiên, theo Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 2018, giá FIT sau đó đã được điều chỉnh kể từ tháng 11.2018, với mức 85 USD/MWh áp dụng cho các dự án điện gió trên bờ và 98 USD/MWh cho dự án ngoài khơi.

Phù hợp với xu hướng quốc tế

Trong Báo cáo về Khuyến nghị chính sách Phát triển điện gió ngoài khơi của Việt Nam (tháng 4.2020) của Tổ chức Sáng kiến về chuyển dịch năng lượng Việt Nam (VIET) có nêu phát triển điện gió ngoài khơi sẽ mang lại nhiều công trình tua-bin ngoài khơi, là các công cụ dân sự xanh, rất phù hợp với xu hướng quốc tế…

Theo đó, các chuyên gia nghiên cứu cũng nhận định phát triển điện gió ngoài khơi kết hợp với an ninh quốc phòng sẽ là một hướng đi phù hợp, dễ huy động được mọi nguồn lực quốc tế, giảm thiểu rủi ro trở thành nền kinh tế phụ thuộc vào một quốc gia. Xét bối cảnh chuyển dịch năng lượng diễn ra trên toàn thế giới và tài nguyên địa chính trị thì Việt Nam hoàn toàn có đủ điều kiện để trở thành quốc gia đi đầu trong phát triển điện gió ngoài khơi nói riêng và năng lượng tái tạo nói chung.

Để có thể nắm bắt được cơ hội này, theo đại diện tổ chức VIET, Việt Nam nên hiện thực hóa chiến lược phát triển kinh tế biển nói chung và phát triển điện gió ngoài khơi nói riêng thông qua 4 bản quy hoạch quan trọng. Cụ thể, quy hoạch tích hợp không gian biển quốc gia, quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển quốc gia và quy hoạch đô thị, quy hoạch vùng quốc gia.

Để làm được điều này, tổ chức VIET đã đưa ra những khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển điện gió ngoài khơi. Trong đó, bà Ngô Thị Tố Nhiên (Giám đốc điều hành Tổ chức VIET) nhấn mạnh tới cơ chế triển khai điện gió ngoài khơi.

Bà Nhiên dẫn chứng kinh nghiệm của các nước đã triển khai thành công dự án điện gió ngoài khơi như Anh (gồm England, xứ Wales và Bắc Ai-len), Đan Mạch, Hà Lan, Đức… thì việc thuê biển cho điện gió ngoài khơi được triển khai thông qua đấu thầu. Điển hình như ở Anh, CfD được coi là cơ chế hỗ trợ ban đầu cho các công nghệ các-bon thấp.

Để nộp hồ sơ thầu, các nhà thầu phải có hợp đồng đấu nối và đáp ứng nhiều tiêu chí sơ tuyển như về quy hoạch không gian; với các trang trại điện gió trên 300 MW cần phải có kế hoạch cho chuỗi cung ứng nêu chi tiết về giải pháp đảm bảo tính cạnh tranh, sáng tạo và các khả năng đáp ứng trong chuỗi cung ứng, cũng như tỷ lệ nội địa hóa thiết bị và nhân lực.

Ngoài ra, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành cùng các tỉnh, thành phố có vùng biển sẽ xây dựng dư án điện gió hoặc có thành phần chính của chuỗi cung ứng (cảng biển, chế tạo, lắp ráp, nhân lực…) cũng là một trong nhiều khuyến nghị.

Thu Anh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
6 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam có thể đi đầu trong phát triển điện gió ngoài khơi?