Trong hơn một năm qua, Đan Mạch và Việt Nam đã triển khai dự án hợp tác đào tạo nghề, dù đạt được nhiều thành tựu đáng lạc quan nhưng vẫn còn nhiều điều thách thức.

Việt Nam-Đan Mạch phối hợp ra sách trắng về đào tạo nghề

Hà Ngọc Bách | 12/01/2018, 17:56

Trong hơn một năm qua, Đan Mạch và Việt Nam đã triển khai dự án hợp tác đào tạo nghề, dù đạt được nhiều thành tựu đáng lạc quan nhưng vẫn còn nhiều điều thách thức.

Ngày 12.1 tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo "Đánh giá giai đoạn I Dự án Hợp tác Đào tạo nghề Việt Nam - Đan Mạch", nhằm nhìn nhậnnhững điều đạt được cũng như những thách thức sau một năm hai nước triển khai dự án hợp tác cấp quốc gia này.

Trong buổi Hội thảo, đại diện của các nhà lãnh đạo giáo dục Việt Nam và Đan Mạch, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), các nhà hoạch định chính sách, các trường dạy nghề và doanh nghiệp đã cùng nhau bàn luận về những mặt tích cực cũng như chưa được của dự án trong một năm qua và định hướng phát triển cho dự án trong thời gian tới.

"Mọi hoạt động dự kiến của dự án như thành lập Hội đồng Kỹ năng Nghề Địa phương (LOSC), tổ chức đánh giá trình độ kỹ năng lao động, xây dựng chương trình đào tạo, phát triển năng lực (giảng viên, người hướng dẫn thực tập tại công ty, cấp quản lý) đều đã thành công. Tất cả các bên liên quan trong dự án đều đã tham dự tích cực cũng như kênh đối thoại với các nhà tài trợ quốc tế đã được thiết lập", bà Lise Lotte Toft, người đứng đầu bộ phận Ngoại vụ - Bộ Giáo dục Đan Mạch cho biết.

"Mối quan hệ trực tiếp giữa Bộ Giáo dục Đan Mạch bà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội rất mới mẻ trong hai năm vừa qua đã mở ra nhiều con đường mới cho việc hợp tác giáo dục. Cả hai bộ đều chia sẻ những thách thức liên quan đến sự dịch chuyển lao động toàn cầu. Do đó, dự án đào tạo nghề thu hút sự quan tâm lớn đến từ cả hai phía Đan Mạch và Việt Nam", ông Torben Schucter, Giám đốc Dự án Đào tạo Nghề TVET nhận xét tầm quan trọng của đào tạo nghề cũng như sự hợp tác tích cực của nhà chức trách hai nước trong vấn đề này 2 năm qua.

Về phía Việt Nam, ông Đỗ Văn Giang, Phó vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy - Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết "Đan mạch giúp hỗ trợ trong việc đào tạo nghề là cơ hội mới cho sinh viên ngành nội thất và thiết kế đồ họa. Đây là một hướng đi đúng, giúp hỗ trợ đầu ra của nền giáo dục nghề tốt hơn. Dù vậy vẫn có nhiều thách thức do sự thiếu niềm tin của xã hội với chất lượng giáo dục, ngoài ra còn có vấn đề thiếu vốn, nguồn nhân lực...".

Chính vì vẫn còn nhiều thách thức, trong năm 2018 dự án TVET sẽ đi vào giai đoạn thử nghiệm với cấu trúc và phương pháp tiếp cận hoàn toàn mới. Dự kiến, vào cuối năm 2019 khi dự án hoàn thành hai bên sẽ dùng những kết quả thu được để biên soạn sách trắng về đào tạo nghề cho Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Dự án TVET giữa Việt Nam và Đan Mạch

Khởi động từ năm 2017, dự án TVET giữa Đan Mạch và Việt Nam được thành lập với sứ mệnh tăng cường hợp tác giữa các cấp chính quyền với trường đào tạo nghề và các doanh nghiệp trong hai ngành nội thất và đồ họa. Mục tiêu của dự án là để giải quyết sự chênh lệch giữa kỹ năng và năng lực của sinh viên tốt nghiệp với nhu cầu của các doanh nghiệp và thị trường lao động Việt Nam.

Ban chỉ đạo dự án này gồm Bộ Giáo dục Đan Mạch, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam, Bộ Giáo dục Việt Nam và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam.

Dự án đào tạo nghề song hành được thực hiện trong 2 năm tại 4 trường gồm: Cao đẳng Nghề Công nghiệp Hà Nội, Cao đẳng Nghề TP.HCM, Cao đẳng Nghề Công nghiệp và Nông lâm Đông Bắc, Cao đẳng Nghề Công nghiệp và Nông lâm Nam bộ.

Thiên Hà
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Người Việt có gien về KH-CN, là lợi thế để phát triển ngành bán dẫn
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho hay Việt Nam có nhiều lợi thế về công nghiệp bán dẫn, trong đó đáng chú ý là người Việt có gien về khoa học công nghệ. Lợi thế này không kém gì lợi thế về địa chính trị.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam-Đan Mạch phối hợp ra sách trắng về đào tạo nghề