Giá than mà Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc hiện đang ở mức cao hơn nhiều so với các nước khác, trong đó cao hơn cả thị trường cung cấp than lớn nhất cho Việt Nam là Nga. Điều này dấy lên nhiều con hỏi đặt ra vì sao than từ Trung Quốc lại đắt như vậy?

Việt Nam nhập than gấp 3 lần so với dự kiến

tuyetnhung | 22/09/2016, 09:05

Giá than mà Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc hiện đang ở mức cao hơn nhiều so với các nước khác, trong đó cao hơn cả thị trường cung cấp than lớn nhất cho Việt Nam là Nga. Điều này dấy lên nhiều con hỏi đặt ra vì sao than từ Trung Quốc lại đắt như vậy?

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới về câu hỏi này, TS Nguyễn Thanh Sơn - nguyên Trưởng ban Chiến lược, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biếtchất lượng than Trung Quốc bán cho Việt Nam khác hoàn toàn so với các nước khác nên mới có mức giá tới 71 USD/tấn.

Theo TS Nguyễn Thanh Sơn, loại than mà Trung Quốc bán cho Việt Nam là than mỡ dùng để luyện cốc. Than mỡ là loại than có tuổi thành tạo thấp hơn than antraxit (loại thường khai thác ở Quảng Ninh), loại than này thường dùng để luyện cốc dùng trong luyện kim. Giá thường đắt hơn gấp 4 lần các loại than xuất khẩu khác.

Với loại than nhập khẩu từ Indonesia, TS Sơn cho biếtloại than Việt Nam nhập khẩu từ quốc gia này là than bitum. Than bitum là loại than rất phổ biến, còn được gọi là than mềm. Loại than này khi đốt thường gây ô nhiễm không khí nên giá than này rất rẻ.Tuy vậy, than bitum vẫn được sử dụng rộng rãi, nhất là làm nhiên liệu cho các nhà máy điện, vì nó sinh ra nhiệt lượng cao.

"Tôi thấy mức giá 71 USD/tấn than nhập từ Trung Quốc hiện nay đã rẻ hơn rất nhiều so với trước. Trước đây, mức giá nhập loại than này lên tới hơn 200 USD/tấn, và sau mỗi 1 năm, tình hình nhập khẩu than của Việt Nam lại tăng gấp đôi", TS Sơn cho hay.

Còn theo PGS-TS Trương Duy Nghĩa, Chủ tịch Hội Nhiệt Việt Nam, Trung Quốc là nước khai thác than nhiều nhất thế giới và trước kia cũng là nước xuất khẩu nhiều, khoảng 60-70 triệu tấn/năm, nhưng nhiều năm trở lại đây, Trung Quốc đóng cửa không xuất khẩu than nữa mà chỉnhập khẩu.

Vì vậy có thể hiểu rằngTrung Quốc chỉ xuất tượng trưng trong những điều kiện đặc biệt nào đó. Chẳng hạn, họ có mỏ than gần Việt Nam mà thấy bán có lợi, trong khi dùng trong nước lại không có lợi nên họ xuất. Còn về chủ trương chung, Trung Quốc coi than là mặt hàng để dành.

Về phía thị trường xuất khẩu Nga, ông Nghĩa cho rằnggiá than của Nga rẻ hơn nhiều so với các nước khác, chất lượng than cũng rất tốt nên phục vụ được cho nhiều lĩnh vực. Mặt khác, thời gian vận chuyển cũng không quá lâu.

"Giá than trên thị trường thế giới cũng chênh nhau nhiều. Ví dụ, Indonesia bán với giá xuất là44 USD/tấn, nhưng Nam Phi chỉ bán với giá23-25 USD/tấn... Câu hỏi đặt ra là tại sao Nam Phi ở xa như vậymà ta vẫn nhập.Đó là vì tính ra cuối cùng về đến Việt Nam, than tốt hơn mà giá rẻ hơn thì người ta vẫn nhập", ông Nghĩa cho hay.

Trước đó, Bộ Công Thương dự đoán, năm nayViệt Nam cần nhập khẩu 3,1 triệu tấn than. Tuy nhiên, trong 8 tháng qua, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 9,7 triệu tấn than, hơn gấp 3 lần so với dự kiến.Kim ngạchnhập khẩu than hơn 600 triệu USD. Tính ra, mỗi tháng Việt Nam đã nhập 1,2 triệu tấn than, tương ứng hơn 75 triệu USD/tháng. Cả năm 2015, Việt Nam chỉ nhập 500.000 tấn than để phục vụ nhu cầu trong nước.

Trong thời gian qua, số than nhập về phục vụ cung cấp chủ yếu cho các nhà máy nhiệt điện, luyện gang thép, xi măng... Việc nhiều nhà máy sử dụng than đá làm nguyên liệu, trong khi lượng than khai thác đã gần cạn kiệt và quy hoạch một số nhà máy điện, thép và xi măng đang tăng về số lượng nhà máy. Điều này sẽ tiếp tục đặt áp lực lên việc nhập khẩu than của Việt Nam thời gian tới.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
một giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam nhập than gấp 3 lần so với dự kiến