Theo báo cáo của Cục Sở hữu trí tuệ, tính đến ngày 31.5.2017, Việt Nam đã bảo hộ chỉ dẫn địa lý (CDĐL) cho 55 sản vật, trong đó có 49 sản vật của Việt Nam, 6 sản vật của nước ngoài. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có sản vật nào được bảo hộ tại Nhật Bản, cũng như chưa có sản vật nào của Nhật Bản được bảo hộ tại Việt Nam.

Việt Nam-Nhật Bản tăng cường hợp tác trong bảo hộ Chỉ dẫn địa lý

Thu Anh | 05/06/2017, 13:53

Theo báo cáo của Cục Sở hữu trí tuệ, tính đến ngày 31.5.2017, Việt Nam đã bảo hộ chỉ dẫn địa lý (CDĐL) cho 55 sản vật, trong đó có 49 sản vật của Việt Nam, 6 sản vật của nước ngoài. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có sản vật nào được bảo hộ tại Nhật Bản, cũng như chưa có sản vật nào của Nhật Bản được bảo hộ tại Việt Nam.

Tại buổi ký kết Bản ghi nhớ hợp tác về chỉ dẫn địa lý nhằm tạo thuận lợi cho việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại mỗi nước của Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) - Bộ KH&CN và Cục Công nghiệp thực phẩm - Bộ Nông, Lâm và Ngư nghiệp Nhật Bản diễn ra mới đây, ông Đinh Hữu Phí - Cục trưởng Cục SHTT nhận định: “Qua bản ghi nhớ này, 2 cơ quan sẽ trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và kết quả xử lý công việc chuyên môn, qua đó thúc đẩy việc bảo hộ và quản lý CDĐL, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác thương mại các sản phẩm mang CDĐL, góp phần phát triển kinh tế của mỗi nước”.

Theo báo cáo của Cục SHTT, tính đến ngày 31.5.2017, Việt Nam đã bảo hộ chỉ dẫn địa lý (CDĐL) cho 55 sản vật, trong đó có 49 sản vật của Việt Nam, 6 sản vật của nước ngoài. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có sản vật nào được bảo hộ tại Nhật Bản, cũng như chưa có sản vật nào của Nhật Bản được bảo hộ tại Việt Nam trong khi đó, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu tiềm năng của nông sản Việt Nam.

Trong Bản ghi nhớ hợp tác về chỉ dẫn địa lý cũng cho thấyhai bên đẩy mạnh phối hợp trong các lĩnh vực như: Triển khai dự án thử nghiệm nhằm lựa chọn một số sản phẩm CDĐL của mỗi nước để đăng ký bảo hộ theo dự án, và tham vấn lẫn nhau để hoàn thiện đơn cho những chỉ dẫn này; cung cấp thông tin về kết quả thẩm định đơn CDĐL; xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về các CDĐL được bảo hộ tại mỗi nước; trao đổi các đoàn cán bộ phụ trách quản lý CDĐL giữa hai nước nhằm trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Ngoài ra,2 hai bên sẽ cùng trao đổi những thông tin về hệ thống CDĐL đang tiến hành; quy chế hoặc hướng dẫn cho các cơ quan chức năng hoặc công chúng; danh mục CDĐL được bảo hộ tại 2 nước, bao gồm các CDĐL được mỗi nước bảo hộ theo hiệp định quốc tế đã kết thúc đàm phán cũng như các khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương về bảo hộ CDĐL, đồng thời cùng nhau triển khai các chương trình nhằm nâng cao nhận thức của công chúng như triển lãm, trưng bày các sản phẩm được CDĐL của cả 2 nước.

Theo đại diện phía Nhật Bản, ông Koji Inoue - Cục trưởng Cục công nghệ thực phẩm, Bộ Nông, lâm, ngư nghiệp Nhật Bản, sự trao đổi và thúc đẩy về mặt kinh nghiệm, xây dựng thể chế sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ hơn về các tiêu chuẩn kỹ thuật, đặc biệt là các tiêu chuẩn liên quan đến CDĐL, tạo sự thuận lợi để tiếp cận vào thị trường khó tính như Nhật Bản.

Theo Cục SHTT Việt Nam (Bộ KH&CN), chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.

Thu Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam-Nhật Bản tăng cường hợp tác trong bảo hộ Chỉ dẫn địa lý