Chương trình hành động phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025 do Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch vừa ban hành sẽ tập trung chuyển đổi số trong toàn ngành du lịch và xây dựng các dự án phát triển du lịch thông minh.

Việt Nam sẽ tập trung chuyển đổi số trong toàn ngành du lịch

Nhật Hạ | 18/08/2021, 14:54

Chương trình hành động phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025 do Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch vừa ban hành sẽ tập trung chuyển đổi số trong toàn ngành du lịch và xây dựng các dự án phát triển du lịch thông minh.

Chương trình hành động phát triển du lịch giai đoạn 2021 – 2025 của Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch nhằm tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong nhận thức và hành động của toàn ngành du lịch, các ngành liên quan, các địa phương, doanh nghiệp và người dân để tập trung phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, từng bước đưa Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới.

Bên cạnh thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển du lịch trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Chương trình hành động phát triển du lịch giai đoạn 2021 – 2025 chú trọng ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại, công nghệ số trong ngành du lịch.

Theo đó, Việt Nam sẽ chú trọng thực hiện chuyển đổi số trong toàn ngành du lịch, góp phần hoàn thành mục tiêu “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về du lịch; thực hiện điều tra, đánh giá, phân loại và số hóa tài nguyên du lịch Việt Nam; hình thành hệ thống thông tin số về khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch; xây dựng hệ thống thông tin số về thị trường du lịch Việt Nam; thống nhất công tác thống kê du lịch ở Trung ương và địa phương.

Xây dựng và triển khai các đề án, dự án phát triển du lịch thông minh, mô hình quản lý điểm đến du lịch thông minh; ứng dụng công nghệ hiện đại vào phát triển các phần mềm, tiện ích thông minh hỗ trợ công tác quản lý và phục vụ khách du lịch; hỗ trợ doanh nghiệp du lịch kết nối, đổi mới sáng tạo trong hoạt động kinh doanh du lịch. Tăng cường ứng dụng công nghệ xanh, sạch trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ và cơ sở lưu trú du lịch.

dulichvietnam.jpg
Việt Nam có nhiều điểm đến thu hút du khách quốc tế 

Về phát triển sản phẩm du lịch và quản lý chất lượng dịch vụ du lịch: Tập trung phát triển các sản phẩm du lịch chủ đạo theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, có thương hiệu và sức cạnh tranh cao như: du lịch văn hóa; du lịch sinh thái, du lịch đô thị; du lịch nghỉ dưỡng cao cấp; thí điểm phát triển sản phẩm du lịch tới các đảo xa bờ.

Ngoài ra, trong thời gian tới, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch sẽ đề xuất ban hành và triển khai kịp thời các giải pháp về cơ chế, chính sách tài chính, tín dụng (hỗ trợ tài chính, miễn giảm thuế, cho vay ưu đãi, giãn nợ, khoanh nợ...), chính sách hỗ trợ việc làm và đào tạo nhân lực để hỗ trợ doanh nghiệp, cộng đồng, người dân tham gia kinh doanh du lịch duy trì hoạt động, vượt qua khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực du lịch; đề xuất giảm phí, lệ phí các thủ tục, giảm tiền ký quỹ kinh doanh đối với các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Bộ cũng tăng cường xúc tiến, quảng bá và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về du lịch: Tập trung phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa; nghiên cứu kinh nghiệm các nước về áp dụng mô hình bong bóng du lịch, hộ chiếu vắc xin, đề xuất thiết lập cơ chế hợp tác trao đổi khách quốc tế với các quốc gia kiểm soát tốt dịch bệnh để dần phục hồi và phát triển thị trường khách quốc tế.

Đồng thời chú trong xây dựng chiến lược marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030; triển khai các chiến dịch xúc tiến, quảng bá du lịch tại các thị trường trọng điểm phù hợp với xu hướng mới của thị trường. Đa dạng hóa các phương thức, công cụ xúc tiến quảng bá, chú trọng triển khai các hoạt động e-marketing. Hỗ trợ các địa phương tiếp cận đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, giới thiệu du lịch trên các kênh truyền thông quốc tế.

Bài liên quan
Huế - điểm đến để du lịch tiết kiệm trong tháng 4 và 5 ở châu Á
Với giá phòng trung bình 43USD (khoảng 1.066.000 đồng), Huế đã vượt qua Ninh Bình, nơi từng đứng đầu bảng xếp hạng "Những điểm đến có giá phòng rẻ nhất" vào năm ngoái của Agoda.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Không để người dân thiếu nước
4 phút trước Bảo vệ môi trường
Trước tình hình thiếu nước ngọt do ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã triển khai linh hoạt các biện pháp ứng phó nhằm bảo đảm cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam sẽ tập trung chuyển đổi số trong toàn ngành du lịch