Suy thoái kinh tế cùng lúc thuế tối thiểu được áp dụng sẽ tác động kép tới doanh nghiệp. Vậy làm sao để giữ chân và thu hút doanh nghiệp FDI là điều quan trọng lúc này.

Việt Nam thực thi thuế tối thiểu toàn cầu, DN đề xuất gì?

Tuyết Nhung | 20/04/2023, 07:47

Suy thoái kinh tế cùng lúc thuế tối thiểu được áp dụng sẽ tác động kép tới doanh nghiệp. Vậy làm sao để giữ chân và thu hút doanh nghiệp FDI là điều quan trọng lúc này.

Bối cảnh suy thoái kinh tế cùng lúc các quy tắc mới về thuế tối thiểu được áp dụng, sẽ tác động kép đối với doanh nghiệp. Vì vậy, cần có giải pháp để giữ chân và thu hút doanh nghiệp FDI và vấn đề quan trọng nhất, đó là phải chủ động giành quyền đánh thuế vì lợi ích quốc gia và quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

doanh-nghiep.jpg

Ông Robert King - Phó Tổng Giám đốc Công ty Ernst & Young Việt Nam cho rằng, Việt Nam là nước chủ yếu tiếp nhận đầu tư, do đó bài toán về chính sách đặt ra cho Việt Nam tại thời điểm này là đạt được hai mục tiêu quan trọng về chủ động giành quyền đánh thuế và tiếp tục tạo môi trường đầu tư thuận lợi.

Trên cơ sở đó, ông Robert King đề nghị Việt Nam nên áp dụng thuế tối thiểu nội địa đạt chuẩn. Cùng với đó, Chính phủ nên có chính sách hỗ trợ cho nhà đầu tư để tăng tính cạnh tranh, trong đó các khoản hỗ trợ phải đảm bảo sẽ không chỉ áp dụng cho những đối tượng bị ảnh hưởng của việc thực hiện thuế suất tối thiểu toàn cầu, mà cần mở rộng ra cho cả các đối tượng khác. Mặt khác, Chính phủ có thể cân nhắc giải pháp tài chính hỗ trợ song không được thể hiện mối liên quan đến số thuế nộp bổ sung.

"Bối cảnh suy thoái kinh tế chung cùng lúc các quy tắc mới về thuế tối thiểu được áp dụng có thể xem như là tác động kép đối với các doanh nghiệp. Đối tượng ảnh hưởng của các quy tắc này lại là các doanh nghiệp lớn mà Việt Nam đang muốn thu hút. Vì vậy, tại thời điểm này, sự đồng hành của Chính phủ với nhà đầu tư là yếu tố đặc biệt quan trọng hơn bao giờ hết để giữ chân và thu hút doanh nghiệp FDI", ông Robert King khuyến nghị.

Theo bà Hương Vũ, Tổng giám đốc Công ty cổ phần tư vấn EY Việt Nam, gần tới thời điểm áp dụng của các Quy tắc Trụ cột 2 về thuế tối thiểu toàn cầu, nhiều quốc gia đã và đang thể hiện những phản ứng rất nhanh chóng và tích cực trong việc thực thi các quy tắc này.

Đối với các nhà đầu tư thuộc đối tượng áp dụng của Trụ cột 2, các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) mà Việt Nam cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài vốn được coi như một công cụ thu hút đầu tư rất hiệu quả từ trước tới nay, sẽ không còn phát huy tác dụng như trước nữa.

"Vì vậy, với vị trí là một nước tiếp nhận đầu tư, bài toán về chính sách đặt ra cho Việt Nam tại thời điểm này cần đạt được hai mục tiêu quan trọng: Việt Nam cần chủ động giành quyền đánh thuế và Việt Nam cần tiếp tục tạo môi trường đầu tư thuận lợi để đảm bảo cạnh tranh hiệu quả trong thu hút đầu tư nước ngoài", bà Hương Vũ nhận định.

Bà Vũ Thu Ngà, Phó Tổng giám đốc Tư vấn thuế, Công ty TNHH Deloitte Việt Nam cho rằng, câu chuyện trở nên rõ ràng và đơn giản hơn: Cải cách thuế toàn cầu với thông điệp "tạo ra một sân chơi bình đẳng về thuế", "ngăn chặn cuộc đua xuống đáy", "chống lại dịch chuyển lợi nhuận và xói mòn cơ sở thuế của các tập đoàn đa quốc gia do kỹ thuật số hóa nền kinh tế" là một công cụ chính trị thành công để các nước lớn giành lại nguồn thu và giá trị đầu tư của mình.

Bà Vũ Thu Ngà đặt vấn đề Việt Nam nên làm gì trong bối cảnh động thái rõ ràng của các nước đang phát triển và các nước là đối thủ cạnh tranh đầu tư như trên, nếu Việt Nam không làm gì (không tham gia vào cuộc cạnh tranh mới) thì chắc chắn sẽ đối mặt với 2 vấn đề: Thứ nhất, mất đi nguồn thu thuế bổ sung tiềm năng từ thu nhập phát sinh tại quốc gia của mình mà sau đó rồi cũng sẽ bị đánh thuế bổ sung ở bất kỳ quốc gia khác. Thứ hai, ảnh hưởng lợi thế cạnh tranh đầu tư một cách tiêu cực nếu các nước khác thay đổi chính sách đầu tư và chính sách thuế mà đem lại lợi ích tài chính cho các công ty hơn.

"Dưới bất kỳ hình thức nào, nếu Việt Nam chỉ giữ lại quyền đánh thuế hoặc thu thêm phần thuế bổ sung mà không có cơ chế hỗ trợ cho các DN chịu ảnh hưởng thì sẽ gây bất lợi cho vị thế cạnh tranh thu hút đầu tư", bà Vũ Thu Ngà nhận định. Bà Hương Vũ đề xuất Việt Nam nên luật hóa thuế tối thiểu nội địa bổ sung đạt chuẩn áp dụng đối với các đối tượng bị ảnh hưởng của Trụ cột 2 và Việt Nam nên có các chính sách hỗ trợ đảm bảo thu hút đầu tư nước ngoài.

Theo bà Hương Vũ, trong cuộc chơi mới mang tính toàn cầu, Chính phủ nên chấp nhận việc phải đối điện với những khó khăn và thách thức, đồng thời chủ động và mạnh dạn trong việc sử dụng các nguồn lực để tiếp cận và hội nhập với các tiêu chuẩn quốc tế. Các đơn vị tư vấn quốc tế luôn sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ, OECD cũng sẵn sàng có các hỗ trợ về kỹ thuật và khuyến nghị phù hợp với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, vì một mục tiêu chung trong việc thực hiện các quy tắc này.

Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu do Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng. Theo đó, các doanh nghiệp có doanh thu từ 750 triệu EUR trở lên sẽ chịu mức thuế suất tối thiểu 15%. Nhiều nước OECD tuyên bố sẽ thực hiện quy tắc thuế mới này từ đầu năm 2024.

Chương trình thuế tối thiểu toàn cầu cho phép các nước đầu tư nơi đặt trụ sở chính của công ty mẹ có quyền đánh thuế đối với thu nhập toàn cầu đến mức thuế suất 15%. Theo đó, chính sách ưu đãi của các nước nhận đầu tư và nước đang phát triển như Việt Nam thì có sự điều chỉnh kịp thời trong chính sách.

Đối với Việt Nam là nước tiếp nhận đầu tư, toàn quốc hiện có 36.500 dự án đầu tư với tổng số vốn của các nhà đầu tư nước ngoài đạt 435 tỉ USD, qua đánh giá của Tổng cục Thuế thì sẽ có khoảng 1.017 doanh nghiệp chịu tác động của thuế tối thiểu toàn cầu trong mạng lưới của các tập đoàn đa quốc gia đầu tư tại Việt Nam.

Trong đó đặc biệt có 335 doanh nghiệp có mức đầu tư trên 100 triệu USD và có mạng lưới các doanh nghiệp phụ trợ đi theo đang hoạt động tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư trên 130 tỉ USD chiếm khoảng 30% tổng vốn đâu tư tại Việt Nam. Kèm theo các doanh nghiệp này sẽ có hàng nghìn doanh nghiệp vệ tinh, phụ trợ đi theo sẽ bị ảnh hưởng nếu các tập đoàn có điều chỉnh chính sách đầu tư.

Theo số liệu thống kê năm 2022, các doanh nghiệp FDI đang nộp thuế thu nhập doanh nghiệp khoảng trên 110.000 tỉ đồng thuế TNDN, số thuế bị tác động các nước phát triển truy thu khoảng từ 12.000 tỉ đồng đến 30.000 tỉ đồng.

Bài liên quan
Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam sao cho trúng và đúng?
Triển khai thuế suất tối thiểu toàn cầu (Trụ cột 2) là vấn đề mới và khó đối với tất cả các nước. Tổng cục Thuế hiện đang nghiên cứu, triển khai áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Du lịch xanh lên ngôi
một giờ trước Văn hóa
Xu hướng du lịch xanh trong những năm gần đây ngày càng "lên ngôi", được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam thực thi thuế tối thiểu toàn cầu, DN đề xuất gì?