Việt Nam vẫn đang quá ưu tiên cho tăng trưởng bằng mọi cách có thể, bất kể cảnh báo về xu hướng nền kinh tế quốc gia đang trở thành nền "kinh tế làm thuê".

Việt Nam trước nguy cơ trở thành nền

Nhàn Đàm | 10/04/2016, 11:15

Việt Nam vẫn đang quá ưu tiên cho tăng trưởng bằng mọi cách có thể, bất kể cảnh báo về xu hướng nền kinh tế quốc gia đang trở thành nền "kinh tế làm thuê".

Cóhai thông tin thuộc diện đáng chú ý nhất trong tuần vừa qua trong nền kinh tế, nhưng lại được đón nhận theo hai cách trái ngược hẳn nhau. Thông tin đầu tiên là việc Chính phủ sẽ xem xét việc có tăng sản lượng khai thác dầu thêm 2 triệu tấn để cứu tăng trưởng kinh tế hay không, còn thông tin thứ hai là xu hướng “liên thông ngược” trong ngành giáo dục đào tạo đang diễn ra ngày càng mạnh hơn, trong đó số cử nhân đại học, cao đẳng quay về học trung cấp ngày một nhiều.

Thông tin thứ nhất được đăng tải và nhận được sự quan tâm lớn trên hầu hết các trang báo, còn thông tin thứ hai thì không. Nó đang cho thấy Việt Nam vẫn đang quá ưu tiên chotăng trưởngbằng mọi cách có thể, bất kể cảnh báo về xu hướng “làm thuê hóa” đang diễn ra trong nền kinh tế. Phải chăng mục tiêu mà người Việt Nam đang hướng đến trong tương lai là một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao bằng con đường làm thuê?

Những con số thống kê về tình hình cơ cấu nghề nghiệp trong nền kinh tế được công bố những ngày gần đây hẳn khiến tất cả chúng ta phải thắc mắc và phần nào chạnh lòng. Theo Tổng cục thống kê, số liệu giai đoạn 2013-2015 đang cho thấy tỷ lệ người dân/doanh nghiệp ở Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các nước lân cận, ở Việt Nam tỷ lệ này là 204, nghĩa là cứ 204 người dân thì mới có 1 doanh nghiệp, trong khi đó tỷ lệ này ở Philippines là 118, ở Đức là 49, Mỹ 48, Singapore 32, Nhật Bản 27.

Ngoài ra, chỉ số nhận thức về cơ hội và năng lực kinh doanh tại Việt Nam cũng rất hạn chế. Theo đó, tỷ lệ người trưởng thành nhận thấy có cơ hội để bắt đầu một công việc kinh doanh chỉ đạt 36,8%, thấp hơn nhiều so với mức bình quân 60,8% của các nước đang phát triển khác có điều kiện tương tự như Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam đang có quá ít ông chủ, và cũngcó nghĩa là tỷ lệ ngườilàm thuêcủa Việt Nam quá nhiều? Câu trả lời là: Không.

Thực tế là Việt Nam hiện nay không chỉ thiếu ông chủ, mà còn thiếu cả thợ nữa. Tình trạng “liên thông ngược” đang có xu hướng diễn ra ngày càng mạnh mẽ thời gian gần đây là một ví dụ. Tại một số trường trung cấp, có khoảng 30% số hồ sơ nhập học là những người đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, và thậm chí một số còn có cả bằng thạc sĩ nữa. Xu hướng này đang được nhiều người trong ngành giáo dục đào tạo gọi với cái tên “liên thông ngược”,đang diễn ra mạnh mẽ trong khoảng 2 -3 năm trở lại đây.

Đây được xem là hệ quả tất yếu của tình trạng thất nghiệp đang ngày càng lan rộng đối với những cử nhân tốt nghiệp đại học và cao đẳng tại Việt Nam hiện nay. Theo thống kê, cứ 5 người tốt nghiệp đại học ở Việt Nam thì có 1 người thất nghiệp, tỷ lệ 1/5 này cũng diễn ra tại các trường cao đẳng. Thực trạng này khiến cho số người xin vào học tại các trường trung cấp dạy nghề đang ngày càng tăng lên, dù họ đã có bằng cử nhân đại học hay cao đẳng.

Chưa bàn đến yếu tố sự lãng phí lớn về nguồn lực của xã hội của quá trình “liên thông ngược” này, khi mà theo tính toán chi phí trung bình để một người tốt nghiệp đại học là khoảng 100 triệu đồng, thì sự lệch lạc trong cơ cấu kinh tế Việt Nam hiện nay thông qua các con số thống kê trên quả thực đáng báo động.

Hiện Việt Nam đang thiếu cả ông chủ lẫn thiếu thợ, nhưng là theo 2 cách hoàn toàn trái ngược nhau. Thiếu ông chủ là do số doanh nghiệp trong nền kinh tế quá ít, còn thiếu thợ không phải là dolượng thợ ít, mà là đã quá nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế. Khi tỷ lệ ông chủ/thợ trong một nền kinh tế trở nên quá thấp, thì đó là một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đó đang xảy raxu hướng “làm thuê hóa”, nhất là khi lượng ông chủ nước ngoài trong nền kinh tế không ngừng gia tăng.

Về lý thuyết, quá trình “liên thông ngược” là xu hướng có thể làmthay đổi thực trạng nền kinh tế Việt Nam nhiều năm qua là thừa thầy thiếu thợ, và đây có thể xem là một động thái đáng mừng, khi quá trình điều chỉnh và cân bằng cơ cấu lao động trong nền kinh tế đã diễn ra. Tuy nhiên, trên thực tế nó cũng đang là một dấu hiệu cho thấy xu hướng thâm dụng lao động đơn giản đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ hơn trong nền kinh tế.

Hiểu một cách nôm na thìtỷ lệ lao động giảnđơnđang ngày càng tăng trong nền kinh tế. Điều này không khó hiểu khi mà tỷ lệ người dân/doanh nghiệp tại Việt Nam đang quá thấp, ở mức 204, và theo thống kê thì cả nước chỉ có khoảng 500.000-600.000 doanh nghiệp – một con số quá thấp. Trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tình hình cũng không khá hơn, khi mà chỉ có 5% các dự án đầu tư FDI là thuộc diện công nghệ cao, còn phần lớn vẫn là các dự án thâm dụng lao động chân tay đơn giản.

Đây được xem là mặt tráicủa danh hiệu “công xưởng thế giới” mà nhiều người vẫn đang mãn nguyện khi Việt Nam được một số kênh truyền thông quốc tế gắn cho danh hiệunày. Một nền kinh tế “làm thuê hóa” là một nền kinh tế không có đủ khả năng để quyết định vận mệnh của chính mình, chưa kể những gì mà nền kinh tế đó thu được rất ít ỏi thông qua quá trình làm thuê, chưa kểcòn không thể nắm chắc về việc khi nào mình sẽ bị mất việc.

Trong khi cả thế giới đang hướng đến một mô hình kinh tế có càng nhiều ông chủ càng tốt, thông qua làn sóng khởi nghiệp đang diễn ra ồ ạt trên toàn cầu, thì Việt Nam lại đang một mình một đường bằng cách đuổi theo một nền kinh tế “làm thuê hóa” và vẫn đang đặt ra nhiều rào cản trong việc làm tăng tỷ lệ ông chủ/thợ trong nền kinh tế của mình.

Câu chuyện làm thế nào để gia tăng tỷ lệ ông chủ/thợ trong nền kinh tế vì thế không chỉ là vấn đề của các nhà làm luật, mà còn là câu chuyện của ngành giáo dục và đào tạo nữa. Việc tháo gỡ các rào cản trong việc khởi nghiệp kinh doanh có thể khiến số lượng các doanh nghiệp mới thành lập gia tăng, nhưng chắc chắn là nó cũng không thể thay đổi được tỷ lệ người trưởng thành nhận thức được cơ hội kinh doanh vốn là tiền đề của việc khởi nghiệp, đó là trách nhiệm của ngành giáo dục đào tạo.

Tình trạng “liên thông ngược” là một biểu hiện của việc hệ thống giáo dục vẫn chưa kết nối được với nền kinh tế, và nó đang gây ra những thất thoát và lãng phí nặng nề, không chỉ là vấn đề tiền bạc mà còn là thời gian và cơ hội. Một cử nhân đại học và cao đẳng phải quay trở lại học trung cấp cũng đồng nghĩa với việc không chỉ lãng phí trung bình 100 triệu đồng chi phí, mà còn mất khoảng thời gian 4-5 năm tuổi trẻ.

Một nền kinh tế hướng đến việc gia tăng tỷ lệ ông chủ/thợ phải có sự hỗ trợ của một nền giáo dục hướng nghiệp cho người học đến việc làm chủ hơn là làm thợ. Vì chỉ có tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” mới đáng ngại, chứ chưa có ai nói tình trạng “thừa ông chủ thiếu thợ” lại đáng ngại bao giờ?!

Nhàn Đàm

(Bài viết có sử dụng một số thông tin từ The Saigon Times, CafeF, Cafebiz)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam trước nguy cơ trở thành nền