Già hóa dân số nhanh, năng suất lao động thấp... Đó là những nguyên nhân khiến cho thu nhập của người dân đang giảm dần so với mức chi tiêu. Các chuyên gia dự báo, đến năm 2019 tổng mức thu của toàn dân sẽ thấp hơn so với tổng mức chi, kinh tế Việt Nam sẽ bị thâm hụt.

Việt Nam và nguy cơ già hóa dân số nhanh

Hồ Quang | 19/12/2017, 07:30

Già hóa dân số nhanh, năng suất lao động thấp... Đó là những nguyên nhân khiến cho thu nhập của người dân đang giảm dần so với mức chi tiêu. Các chuyên gia dự báo, đến năm 2019 tổng mức thu của toàn dân sẽ thấp hơn so với tổng mức chi, kinh tế Việt Nam sẽ bị thâm hụt.

Chia sẻ tại Hội thảo:“Đại biểu dân cử với chính sách, pháp luật về dân số” hôm 18.12 bà Nguyễn Ngọc Quỳnh -đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPR) cho biết dù Việt Nam đang có lợi thế dân số vàng đến năm 2042 nhưng với tốc độ già hóa dân số nhanh chóng hiện nay, bắt đầu từ năm 2019, lợi tức kinh tế từ dân số sẽ giảm mạnh do tổng thu nhập của toàn dân số thấp hơn tổng chi tiêu của toàn dân số.

Theo bà Quỳnh, hiện số người trong độ tuổi lao động của Việt Nam chiếm 70% dân số. Đây chính là cơ hội để Việt Nam thúc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, với tốc độ già hóa nhanh chóng như hiện naytại Việt Nam thì khả năng "thu" không đủ “chi” trong thời gian tới là rất cao.

Trong năm 2017 này thì tổng thu nhập của toàn bộ người dân Việt Nam vẫn còn cao hơn so với tổng chi phí nhưng theo bà Quỳnh với tốc độ già hóa dân số nhanh như hiện nay thì năm 2018 tới tổng thu nhập của người dân sẽ bằng với tổng chi tiêu của người dân, thời điểm này sẽ không còn có giá trị thặng dư. Cứ theo cái đà già hóa dân số nhanh như hiện nay thì đến năm 2019 tổng mức thu của người dân sẽ thấp hơn so với tổng mức chi. Lúc đó sẽ bội chi, kinh tế bị thâm hụt.

Vậy bài toán đặt ra hiện nay phải làm sao để tổng thu nhập của người dân luôn phải cao hơn phần tổng chi tiêu nhằm đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế đất nước?Bà Quỳnh cho rằng để tận dụng gia tăng lợi tức kinh tế từ cơ hội dân số vàng, Việt Nam cần phải tăng dân số trong độ tuổi lao động,tăng tỷ lệ sử dụng lao động, tạo điều kiện cho người cao tuổi và phụ nữ tham gia lao động, nhất là phụ nữ ở các nhóm dân tộc thiểu số; đồng thời phải tăng năng suất lao động lên.

“Hiện nay Việt Nam là một trong những nước có năng suất lao động thấp nhất khu vực châu Á. Để kéo dài lợi tức kinh tế dân số đến năm 2042, năng suất lao động của Việt Nam cần tăng trung bình 1,28 điểm %/năm”, bà Quỳnh nói.

Cùng với quan điểm trên TS Nguyễn Văn Tiên - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, Chính phủ cần có lộ trình tăng dần tuổi nghỉ hưu, trước hết là tăng tuổi nghỉ hưu đối với nữ. Khuyến khích người cao tuổi tham gia lao động và hoạt động xã hội; khuyến khích sử dụng lao động cao tuổi, đào tạo nghề cho người chuẩn bị vào tuổi già nhằm thích ứng dần; cải cách chế độ bảo hiểm xã hội, xây dựng môi trường thân thiện với người cao tuổi.

Ông Bùi Sỹ Lợi - Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết hiện Chính phủ đang lấy ý kiến xây dựng Luật Dân số và trình Quốc hội trong kỳ họp thứ 6 - Quốc hội khóa XIV sắp tới; trong đó chú trọng đến các vấn đề như: quy mô dân số, cơ cấu dân số, khai thác lợi thế của cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số, nâng cao chất lượng dân số, phân bố dân số và lồng ghép dân số trong phát triển.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
34 phút trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam và nguy cơ già hóa dân số nhanh