Trong 3 tháng đầu năm 2016, Trung Quốc vẫn được xem là nơi cung cấp chủ lực hàng cho thị trường Việt Nam với nhiều mặt hàng thiết yếu như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, nguyên, phụ liệu dệt may, da giày...

Việt Nam vẫn đang nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc với 10,6 tỉ USD

tuyetnhung | 17/04/2016, 16:54

Trong 3 tháng đầu năm 2016, Trung Quốc vẫn được xem là nơi cung cấp chủ lực hàng cho thị trường Việt Nam với nhiều mặt hàng thiết yếu như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, nguyên, phụ liệu dệt may, da giày...

Theo số liệu màTổng cục Hải quan vừa công bố về tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong tháng 3.2016 đạt 29,61 tỉ USD, tăng 45,2% so với tháng trước. Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu là 15,12 tỉ USD, tăng 49,7% và tổng trị giá nhập khẩu là 14,49 tỉ USD, tăng 40,8% so với tháng 2.2016.

Trong 3 tháng đầu năm 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóacủa Việt Nam đạt 76,17 tỉ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó trị giá xuất khẩu là 38,77 tỉ USD, tăng 6,6% và trị giá nhập khẩu là 37,4 tỉ USD, giảm 4%.

Trong đó, khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong 3 tháng năm 2016 là 49,77 tỉ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 65,3% trong tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước. Trong khi đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối các doanh nghiệp trong nước đạt 26,4 tỉ USD, giảm 2,8% và chỉ chiếm 34,7%.

Về thị trường xuất khẩu, Mỹ được xem là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với 8.3 tỉ USD, tăng 17,3% so với quý 1/2015. Tiếp theo là đến thị trường EU với kim ngạch xuất khẩu đạt 7.6 tỉ USD, tăng 11,3% so với quý 1/2015.

Về thị trường nhập khẩu, trong quý 1/2016, Việt Nam vẫn nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc với 10,6 tỉ USD, trong khi xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này chỉ đạt hơn 4,1 tỉ USD. Như vậy, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc bằng 1/3 tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam theo các thị trường.

Trong 10 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chính trong quý 1vừa qua thì có tới 6/10 mặt hàng vẫn được nhập chủ yếu từTrung Quốc. Cụ thể: máy vi tính, sản phẩm điện tử vàlinh kiện với 1,23 tỉ USD, tăng 3,9%. Với máy móc, thiết bị, dụng cụ vàphụ tùng và nguyên, phụ liệu dệt may, dagiày thì quốc gia này tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp cho Việt Nam với trị giá lần lượt là là 1,9 tỉ USD và 1,62 tỉ USD…

Theo Tổng cục Hải quan, các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc trong quý vừa qua dưới nhiều hình thức, bao gồm: tạm nhập tái xuất, nhập tiểu ngạch, nhập hàng theo chính sách ưu đãi cho nhân dân vùng biên giới và đặc biệt là lượng nhập lậu các mặt hàng: thịt tươi sống, động thực vật, rau quả và hàng tiêu dùng đang có chiều hướng gia tăng.

Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam vẫn đang nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc với 10,6 tỉ USD