Chúng ta không thể thay đối lịch sử nhưng có thể thay đổi tương lai bằng cách hợp tác với nhau”. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã khẳng định như vậy trong bài phát biểu về quan hệ Việt-Mỹ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nhân chuyến thăm chính thức Mỹ vừa qua theo lời mời của Ngoại trưởng John Kerry.

Việt Nam với Mỹ là quan hệ đối tác toàn diện

04/10/2014, 17:57

Chúng ta không thể thay đối lịch sử nhưng có thể thay đổi tương lai bằng cách hợp tác với nhau”. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã khẳng định như vậy trong bài phát biểu về quan hệ Việt-Mỹ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nhân chuyến thăm chính thức Mỹ vừa qua theo lời mời của Ngoại trưởng John Kerry.

Trong bài phát biểu nhân dịp CSIS công bố báo cáo về quan hệ Việt - Mỹ sau 2 thập kỷ bình thường hóa quan hệ, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh mô tả những tiến bộ đầy ấn tượng trong quan hệ Việt - Mỹ trong 19 qua là nằm ngoài sức tưởng tượng, ngay cả đối với những người ủng hộ mạnh mẽ nhất bình thường hóa quan hệ giữa 2 nước, trong đó có Ngoại trưởng John Kerry.

Theo Phó Thủ tướng, sau gần 20 năm bình thường hóa quan hệ, thương mại hai chiều đã tăng hơn 130 lần, đạt 30 tỉ USD vào năm 2013. Hợp tác song phương được thúc đẩy về nhiều mặt mà điển hình là thỏa thuận hạt nhân dân sự 123, đồng thời cũng được mở rộng sang nhiều vấn đề đa phương như phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, cứu trợ nhân đạo và gìn giữ hòa bình.

“Việc chúng tôi phát triển quan hệ với 1 nước không cản trở quan hệ của chúng tôi với các nước khác, không phụ thuộc vào quan hệ của chúng tôi với những nước khác. Đó là chính sách của Việt Nam”- Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Hai nước cũng đối thoại trong nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, an ninh, quốc phòng, lao động và nhân quyền. Bên cạnh những tiến bộ đã đạt được, Việt Nam và Mỹ cũng đang nỗ lực giải quyết các vấn đề còn tồn tại như hậu quả chất độc da cam, bom mìn còn sót lại sau chiến tranh…

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh: “Chúng ta không thể thay đổi lịch sử nhưng chúng ta có thể thay đổi tương lai bằng cách hợp tác với nhau”.

Sau bài phát biểu, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã dành thời gian trao đổi với cử tọa về quan hệ Việt - Mỹ cũng như một số vấn đề khác.

Trả lời câu hỏi của 1 phóng viên Trung Quốc về quan hệ Việt-Mỹ và quan hệ Việt-Trung, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nêu rõ, chính sách của Việt Nam là đa dạng hóa và đa phương hóa, tức là phát triển quan hệ với tất cả các nước. Việt Nam đã thành lập quan hệ với tất cả các nước lớn, với Trung Quốc là quan hệ đối tác chiến lược, với Mỹ là quan hệ đối tác toàn diện.

“Việc chúng tôi phát triển quan hệ với 1 nước không cản trở quan hệ của chúng tôi với các nước khác, không phụ thuộc vào quan hệ của chúng tôi với những nước khác. Đó là chính sách của Việt Nam” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Việt Nam đã thành lập quan hệ với tất cả các nước lớn, với Mỹ là quan hệ đối tác toàn diện.

Trước ý kiến của 1 phóng viên Nga về tình hình vịnh Cam Ranh, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, Việt Nam chủ trương phát triển vịnh Cam Ranh trở thành cảng dân sự, không phải quân sự và hoan nghênh mọi sự ủng hộ và hỗ trợ đối với sự phát triển tại khu vực này.

Về quan hệ quốc phòng Việt - Mỹ, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hoan nghênh mọi quyết định giúp quan hệ giữa 2 nước trở nên “bình thường hơn”.

“Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ từ năm 1995 và vào thời điểm đó thì không ai có thể tưởng tượng được quan hệ song phương phát triển nhanh như thế nào. Sau gần 19 năm kể từ khi bình thường hóa, hiện nay chúng ta đã xác lập quan hệ đối tác toàn diện.
Tôi rất thích câu nói của Einstein: "Trí tưởng tượng còn quan trọng hơn tri thức’. Tôi tin rằng, trí tưởng tượng của chúng ta sẽ còn phong phú hơn nữa trong tương lai”- Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nói.
“Bất kỳ hoạt động nào trên vùng đặc quyền kinh tế của một nước mà không được sự đồng ý của nước đó đều vi phạm luật pháp quốc tế. Đây là trường hợp đã xảy ra khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam", Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nêu rõ.
Về câu hỏi của một của một chuyên gia thuộc Viện Brookings (Mỹ) liên quan đến “đường lưỡi bò” 9 đoạn và vùng đặc quyền kinh tế tại Biển Đông, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nêu rõ, đường 9 đoạn mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố là hoàn toàn không có cơ sở.
Theo luật pháp quốc tế thì vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý không phải là khu vực tranh chấp và mọi hoạt động tại đây phải được sự đồng ý của nước sở tại.
“Bất kỳ hoạt động nào trên vùng đặc quyền kinh tế của một nước mà không được sự đồng ý của nước đó đều vi phạm luật pháp quốc tế. Đây là trường hợp đã xảy ra khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Nếu là vùng thực sự có tranh chấp thì cần phải có sự hợp tác giữa các bên liên quan nhưng đây là vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tức là vùng không có tranh chấp”.

Trả lời câu hỏi của một học giả thuộc trường Đại học George Washington về chủ quyền biển đảo tại Biển Đông, Phó Thủ tướng tái khẳng định: “Việt Nam có chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ trước tới nay, Việt Nam luôn tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này”.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, hiện có 5 quốc gia và 1 vùng lãnh thổ tuyên bố chủ quyền tại quần đảo Trường Sa, gồm Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Brunei, Philippines và Đài Loan.
Đối với quần đảo Trường Sa, Phó Thủ tướng cho rằng, các nước cần phải giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình và đa phương vì đây không phải là vấn đề riêng giữa Việt Nam hay Trung Quốc, hay giữa Việt Nam với Philippines, mà là vấn đề giữa tất cả các nước đòi hỏi chủ quyền tại đây.
Viet Nam voi My la quan he doi tac toan dien
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh: “Chúng ta không thể thay đổi lịch sử nhưng chúng ta có thể thay đổi tương lai bằng cách hợp tác với nhau”.

Theo Nhật Quỳnh-Huy Hoàng (VOV.VN)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyên gia nói gì về dự thảo nghị định điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu?
Chuyên gia đồng tình việc ghi nhận sản lượng điện giá 0 đồng khi chưa tính toán được toàn bộ lợi ích-chi phí và những hệ lụy của việc các hộ điện mặt trời tự sản, tự tiêu bán điện vào lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, cần tính toán cụ thể về lợi và hại của lượng điện này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam với Mỹ là quan hệ đối tác toàn diện