Ngày 21.9, nhà máy sản xuất linh kiện động cơ máy bay đầu tiên tại Việt Nam đã được khởi công xây dựng tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Việt Nam xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện động cơ máy bay đầu tiên

Trí Lâm | 22/09/2017, 05:31

Ngày 21.9, nhà máy sản xuất linh kiện động cơ máy bay đầu tiên tại Việt Nam đã được khởi công xây dựng tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Nhà máy Hanwha Aero Engines của Công ty Hàn Quốc Hanwha Techwin là dự án đầu tư đầu tiên tại Việt Nam liên quan đến ngành công nghiệp động cơ hàng không. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh cho rằngsự kiện này mang lại nhiều ý nghĩa, diễn ra trong thời điểm Việt Nam và Hàn Quốc kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1992 - 2017).

Theo Bộ trưởng Chu Ngọc Anh, ngày 20.6.2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 74/2017/NĐ-CP quy định cơ chế chính sách đặc thù đối với Khu công nghệ cao Hòa Lạc.Nghị định là nền tảng pháp lý, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi, đồng thời giảm thiểu chi phí đầu tư cũng như cung cấp ưu đãi cao nhất cho các nhà đầu tư. Việc khởi công nhà máy Hanwha Aero Engines, dự án đầu tiên trong số các dự án đăng ký đầu tư là minh chứng cho thấy những quyết sách của Chính phủ đã tạo ra sức hút, hấp dẫn các nhà đầu tư.

Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho rằng, thương hiệu của Hanwha Techwin sẽ là nền tảng, tạo hiệu ứng lan tỏa, giúp Khu công nghệ cao có thể thu hút các doanh nghiệp công nghệ cao của Hàn Quốc và các quốc gia khác đến đầu tư và kinh doanh trong thời gian tới, góp phần nâng cao tiềm lực khoa học và công nghiệp của khu vực miền Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung.

Nhà máy Hanwha Aero Engines có tổng mức đầu tư 200 triệu USD và có kế hoạch mở rộng đầu tư lên 260 triệu USD trên tổng diện tích khoảng gần 97.000m2 tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc để sản xuất các cấu kiện, linh kiện của động cơ máy bay.

Các máy móc gia công tối tân và các thiết bị kiểm tra độ chính xác nhằm phục vụ việc sản xuất linh kiện động cơ siêu chính xác sẽ chiếm phần lớn các khoản đầu tư.

Dự kiến cuối tháng 4.2018, nhà máy thứ nhất sẽ được hoàn thiện và đưa vào hoạt động, 2 nhà máy còn lại lần lượt được xây dựng và hoàn thành vào năm 2022. Dự án này sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 1.000 lao động.

Theo Bộ trưởng Chu Ngọc Anh, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chỉ đạo Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng, thể chế, chính sách, tạo điều kiện ưu đãi để thu hút nhà đầu tư.

Ban Quản lý đã xây dựng lộ trình và kế hoạch xúc tiến đầu tư, ban hành trình tự, thủ tục đầu tư với tiêu chí đơn giản, rõ ràng, minh bạch, hướng tới chuyên nghiệp trong quản lý các dự án đầu tư, đồng thời bám sát chủ trương “3 đồng hành, 5 hỗ trợ” đối với doanh nghiệp của Thủ tướng Chính phủ.

Từ đầu năm đến nay, Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 3 dự án với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỉđồng, trong đó tiêu biểu là dự án “Nhà máy Hanwha Aero Engines tại Việt Nam”.

Hiện nay, Ban Quản lý đang xúc tiến, đàm phán để thu hút một dự án đầu tư hơn 500 triệu USD của Nhật Bản và một số dự án đầu tư công nghệ cao có quy mô lớn của các doanh nghiệp, tập đoàn trong nước.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện động cơ máy bay đầu tiên