Công ty Cổ phần Quản lý quỹ VinaCapital vừa thông báo không còn là cổ đông lớn tại Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS) kể từ ngày 7.8

VinaCapital thoái vốn, không còn là cổ đông lớn của PVS

13/08/2018, 17:45

Công ty Cổ phần Quản lý quỹ VinaCapital vừa thông báo không còn là cổ đông lớn tại Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS) kể từ ngày 7.8

VinaCapital sẽ không còn là cổ đông lớn của PVS - Ảnh: Internet

Cụ thể, hai quỹ thành viên của VinaCapital là VOF Investment Limited và Vietnam Investment Limited đã bán ra tổng cộng 3,5 triệu cổ phiếu PVS. Vào ngày 3.8 vừa qua, VOF Investment Limited đã bán ra 2,5 triệu cổ phiếu và hiện chỉ còn nắm 3,65 triệu cổ phiếu PVS. Cùng ngày, Vietnam Investment Limited cũng bán ra 1 triệu cổ phiếu và còn sở hữu 2,13 triệu cổ phiếu PVS.

Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của cả nhóm VinaCapital giảm từ 5,37% xuống 4,59% và chính thức không còn là cổ đông lớn tại PVS. Được biết từ đầu năm đến nay, VinaCapital đã nhiều lần thoái vốn tại PVS.

Hoạt động kinh doanh hợp nhất trong quý 2/2018 của PVS chỉ ghi nhận lãi ròng đạt 23,2 tỉ đồng, giảm 94% cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng, PVS đạt doanh thu thuần 7.629 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất 212,7 tỉ đồng; giảm lần lượt 1% và 67% so với cùng kỳ năm trước.

PVS đặt mục tiêu năm 2018 với doanh thu hợp nhất 13.000 tỉ đồng, lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt là 700 tỉ đồng và 560 tỉ đồng. So với năm 2017, doanh thu của PVS dự kiến giảm 42%, còn lợi nhuận sau thuế giảm hơn 28% so năm 2017.

Lý giải tại sao kế hoạch giảm mạnh, ban lãnh đạo công ty cho biết năm 2018 mặc dù giá dầu thô đã tăng và duy trì quanh mức 65-70 USD/thùng, nhưng các dự báo về triển vọng hoạt động dầu khí trong nước và khu vực vẫn không có nhiều thuận lợi, không hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh khốc liệt cả trong và ngoài nước cũng như những diễn biến khó lường về chính sách kinh tế - chính trị toàn cầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của PVS.

Công ty cũng gặp phải một số vấn đề nội tại trong mô hình và cách tổ chức sản xuất, cung cấp dịch vụ không còn phù hợp với tình hình mới, sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi ở những lĩnh vực từng được xem là truyền thống, giữ vai trò chủ đạo như tàu dịch vụ, căn cứ cảng dịch vụ, dịch vụ khảo sát... khiến Công ty đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Trên thị trường, cổ phiếu PVS của công ty biến động khá mạnh, thanh khoản tương đối song có giảm so với thời gian trước.

PVS là tổng công ty trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), được thành lập từ tháng 2.1993 trên cơ sở sáp nhập 2 đơn vị là Công ty Dịch vụ Dầu khí (PSC) và Công ty Địa vật lý và Dịch vụ Dầu khí (GPTS). Lĩnh vực hoạt động chính của Tổng công ty là cung cấp các dịch vụ kỹ thuật cho dầu khí, công nghiệp...

Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
VinaCapital thoái vốn, không còn là cổ đông lớn của PVS