Theo VKS, bị cáo Nhàn là người có nghiệp vụ cao trong lĩnh vực ngân hàng, trong công tác thanh tra giám sát ngân hàng và đã sử dụng nghiệp vụ ấy để che giấu sai phạm tại SCB.
Sự kiện

VKS: Đỗ Thị Nhàn sử dụng nghiệp vụ để che giấu sai phạm tại SCB

Nhã Thanh (tổng hợp) 01/04/2024 17:38

Theo VKS, bị cáo Nhàn là người có nghiệp vụ cao trong lĩnh vực ngân hàng, trong công tác thanh tra giám sát ngân hàng và đã sử dụng nghiệp vụ ấy để che giấu sai phạm tại SCB.

Ngày 1.4, đại diện Viện KSND TP.HCM tiến hành đối đáp quan điểm của các luật sư, bị cáo trong phiên tòa xét xử Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và đồng phạm.

Đối với hành vi phạm tội của Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II thuộc Ngân hàng Nhà nước, Trưởng đoàn thanh tra sai phạm SCB), VKS xét thấy Nhàn là Trưởng đoàn Thanh tra; sau khi thanh tra, bị cáo biết rõ thực trạng SCB rất xấu, cần phải báo cáo NHNN và chuyển sai phạm cho cơ quan điều tra.

Tuy nhiên, bị cáo đã thông qua Võ Tấn Hoàng Văn (cựu Tổng giám đốc ngân hàng SCB) có 2 lần gặp Trương Mỹ Lan để thỏa thuận nhằm che giấu sai phạm cho SCB. Lời khai của Văn, Nhàn đều xác định có 4 lần đưa - nhận tiền, tổng cộng 5,2 triệu USD.

Tại phiên tòa, mặc dù Trương Mỹ Lan không thừa nhận nhưng có đủ căn cứ xác định bị cáo Nhàn đã nhận hối lộ của bị cáo Lan thông qua bị cáo Văn để “bưng bít” sai phạm cho SCB.

vtp-7.jpg
Bị cáo Đỗ Thị Nhàn tại phiên tòa - Ảnh: Lao Động

Từ đó, VKS khẳng định hành vi làm trái công vụ của bị cáo Nhàn chỉ là phương thức, thủ đoạn để thực hiện mục đích nhận hối lộ của bị cáo. Nhàn là người có nghiệp vụ cao trong lĩnh vực ngân hàng, trong công tác thanh tra giám sát ngân hàng và đã sử dụng nghiệp vụ ấy để che giấu sai phạm tại SCB.

Theo VKS, động cơ, mục đích phạm tội của Đỗ Thị Nhàn khác với các bị cáo còn lại trong đoàn thanh tra. Vì vậy, VKS áp dụng 2 tình tiết tăng nặng đối với bị cáo Đỗ Thị Nhàn là “phạm tội nhiều lần”, “dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để thực hiện hành vi” là có căn cứ.

Trước đó, bị cáo Đỗ Thị Nhàn bị VKS đề nghị phạt tù chung thân về tội “Nhận hối lộ”.

Theo cáo trạng, nhằm che giấu thực trạng tài chính đặc biệt yếu kém, để SCB không bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt và tiếp tục tái cơ cấu…, Trương Mỹ Lan đã trực tiếp gặp gỡ, bàn bạc, trao đổi với Đỗ Thị Nhàn.

Bà Lan cũng chỉ đạo Võ Tấn Hoàng Văn (khi đó là Tổng giám đốc SCB) tiếp xúc, đặt vấn đề và trực tiếp đưa tiền cho Đỗ Thị Nhàn 5,2 triệu USD; đưa tiền, quà bồi dưỡng các thành viên trong đoàn thanh tra.

Trên cơ sở đó, Nhàn chỉ đạo các thành viên trong đoàn thanh tra báo cáo không trung thực, không đầy đủ các sai phạm của SCB; cố tình che giấu, bưng bít, làm nhẹ để có lợi cho SCB và tiếp tục kiến nghị, đề xuất tạo điều kiện cho ngân hàng này được tái cơ cấu.

Về hành vi của Đỗ Thị Nhàn, VKS nêu rõ bà Nhàn là người chịu trách nhiệm chính về kết quả thanh tra. Trong quá trình thanh tra, Nhàn đã nhận tiền từ ngân hàng SCB (thông qua Võ Tấn Hoàng Văn) với số tiền đặc biệt lớn là 5,2 triệu USD.

Theo VKS, bị cáo Nhàn đã nhận số tiền này để chỉ đạo cấp dưới báo cáo và ban hành dự thảo Kết luận thanh tra không khách quan, không trung thực, không đúng thực trạng tài chính của SCB; nhằm bao che, bưng bít sai phạm của SCB.

Bài liên quan
VKS nêu rõ phương thức, thủ đoạn mà Trương Mỹ Lan lợi dụng chiếm đoạt tiền tại SCB
Trong phần đối đáp, VKS cho rằng tài liệu thể hiện bà Lan thâu tóm, sở hữu, chi phối, quyết định với toàn bộ cổ phần bị cáo sở hữu.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
VKS: Đỗ Thị Nhàn sử dụng nghiệp vụ để che giấu sai phạm tại SCB