Như báo Một Thế Giới đưa tin, ông Đoàn Văn Vươn và ông Đoàn Văn Quý có tên trong danh sách được đề nghị đặc xá dịp mùng 2/9. Biết được thông tin này, gia đình 2 ông ở quê vui mừng khôn xiết. 

Vợ ông Đoàn Văn Vươn giờ đã thành bà chủ

Một Thế Giới | 20/08/2015, 06:48

Như báo Một Thế Giới đưa tin, ông Đoàn Văn Vươn và ông Đoàn Văn Quý có tên trong danh sách được đề nghị đặc xá dịp mùng 2/9. Biết được thông tin này, gia đình 2 ông ở quê vui mừng khôn xiết. 

Bà Phạm Thị Hiền (SN 1982, vợ ông Đoàn Văn Quý - em trai ông Vươn, hiện trú tại thôn Chùa Dưới, xã Vinh Quang, H. Tiên Lãng, Hải Phòng) và bà Nguyễn Thị Thương (SN 1970, vợ ông Đoàn Văn Vươn, ở chung nhà với bà Hiền). Hai người vợ đau khổ ngày nào giờ đã trở thành hai bà chủ theo đúng nghĩa: Làm chủ cuộc đời và tự chủ về kinh tế. 
Trên tờ Tuổi trẻ & Đời sống, bà Nguyễn Thị Thương: "Khi chồng ở nhà, tôi chỉ có việc nuôi con và lo cơm nước. Tuy nhiên, tôi ốm đau bệnh tật liên miên nên người rất yếu. Khi xảy ra chuyện, ai cũng lo lắng tôi sẽ gục và không thể sống để nuôi con. Hiền nói với tôi: “Em cũng muốn gục rồi. Em cũng muốn khóc lắm nhưng chị em mình không được phép thế. Chúng ta còn gia đình, chị phải như cây xương rồng mọc trên cát ấy. Hoàn cảnh càng khắc nghiệt thì cây xương rồng càng chắt chiu và càng đẹp hơn”. Lúc đó, tôi cũng không nghĩ nhiều. Nhưng nhìn sang Hiền, tôi thấy Hiền mạnh mẽ, tự tin như một người đàn ông nên tôi cũng yên tâm phần nào. Dần dần, chúng tôi làm được những việc mà trước đây tôi không nghĩ mình làm được. Tỏi cảm thấy phấn chấn hơn và thấy cuộc sống cần mình tích cực hơn.

Còn một yếu tố nữa là mỗi tháng vào thăm gặp chồng, tôi thấy anh cười vui vẻ lắm. Anh Vươn là người truyền cảm hứng cho tôi. Anh động viên tôi: “Nếu mình vui vẻ thì 5 năm trôi qua nhanh lắm. Nếu mình ủ rũ, 5 năm sẽ rất nặng nề”. Anh còn nói với tôi, anh cải tạo tốt thì chưa chắc đến 5 năm anh đã được về. Khi nhận được tin anh được về, tôi tính thời gian anh ở trại giam là 3 năm 7 tháng. Đúng là thoáng qua chóp mắt. Tinh thần chúng tôi thoải mái nên mọi thứ cứ vượt qua băng băng và chị em tôi có đẹp hơn vì thần sắc tốt hơn".

Còn bà Phạm Thị Hiền cho biết thời gian đầu tự bươn trải rất khó khăn khiến bà rất hoang mang, nhất là khi phải đóng vai trụ cột trong gia đình toàn phụ nữ và trẻ em. "Trước đây, anh Vươn và anh Quý làm công tác đối ngoại, đàm phán làm ăn. Khi các anh không có nhà, không biết bao nhiêu người đến đòi nợ. Chúng tôi không biết các khoản nợ như thế nào nhưng họ đòi thì phải trả. Hơn nữa, nhũng người đòi nợ là những người thân thích của gia đình. Tính tổng tiền nợ phải lên tới hơn 3 tỷ đồng. Chúng tôi không biết trông chờ vào cái gì ngoài cái đầm hai anh để lại", bà Hiền kể.

Bà Hiền cho biết trước đó, chưa phải làm đầm bao giờ. Thế mà khi vắng chồng, hai chị em phải lao ra đầm làm hết công việc của đàn ông. Thời điểm khó khăn nhất là cơn bão lịch sử là cơn bão số 8, năm 2012 và cơn bão năm 2013 làm đổ hết cây cối, nước dâng to, lụt bờ. Bờ đầm nứt, cá, tôm ra hết ngoài, thiệt hại không biết bao nhiêu. Hai chị em bà Thương - Hiền chỉ biết khóc và cố gắng làm lại. 

Đến tháng 4/2013, nhìn con, cháu nheo nhóc dưới đầm, bà Hiền không đành lòng. Bà bàn với bà Thương xây nhà mới trong làng để sống. Ban đầu cũng lo vì không có tiền nhưng bà Hiền đánh liều đi vay 50 triệu đồng đặt cọc cho nơi bán vật liệu xây dựng. 
Tháng 7/2013 mọi việc được tiến hành nhanh chóng. Khi xây nhà, bà Hiền nảy ra sáng kiến thay vì xây nhà ở, bà chia phòng thành nhà nghỉ và bắt đầu làm du lịch vì nơi đây đang thiếu dịch vụ này trong khi du khách cũng nhiều. Công việc này kết hợp với làm đầm, kinh doanh các sản phẩm dưới đầm nên mọi thứ khá thuận lợi. 
Vắng chồng, bà Hiền làm công việc đối ngoại, làm ăn, tìm mối. Bà Thương thì ở nhà chăm các cháu, cơm nước và quản lỳ trực tiếp nhà nghỉ. "Chúng tôi đã trưởng thành lên rất nhiều so với thời chồng vẫn còn ở nhà. Tôi cứ đùa mọi người: Nếu trước đây mà chúng tôi được như thế này, phụ giúp chồng tốt như vậy thì bây giờ, mỗi năm gia đình tôi xây được một cái nhà to rồi!", bà Hiền cho biết.

Về tương lai, khi hai anh em ông Vươn - Quý về thì bà Hiền tâm sự: "Chúng tôi sẽ trao lại cho các anh công việc trước kia của các anh. Chúng tôi mong chờ ngày đó lắm. Động lực để hai chị em dâu chúng tôi làm là vì đợi ngày anh trở về. Chúng tôi đã cố gắng hết sức gồng gánh. Giờ mong hai anh trở về gánh bớt cho hai chị em để chúng tôi chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái. Tất nhiên, chúng tôi sẽ phụ giúp chồng được nhiều hơn".

Theo Vietnamnet, thiếu tướng Đỗ Tá Hảo – Cục trưởng Cục C68 thuộc Tổng cục 8, Bộ công an cũng xác nhận về thông tin bị án Đoàn Văn Vươn nằm trong danh sách xét duyệt đặc xá năm nay.
Tháng 1.2012, ông Vươn cùng một số thành viên trong gia đình đã có hành vi nổ súng, chống trả lại đoàn cưỡng chế của UBND huyện Tiên Lãng, TP.Hải Phòng.
Phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm sau đó, ông Vươn bị tuyên án 5 năm tù tội “giết người”. Người nhà của ông Vươn cũng bị xét xử, mức án cao nhất là 5 năm tù; thấp nhất là án tù treo, cho các tội danh “giết người” và “chống người thi hành công vụ”.
Ông Vươn được xác định đã thụ án tù từ ngày 10.1.2012. Đến nay, bị án này đã chấp hành hơn 3 năm 7 tháng trong tổng số 5 năm tù mà tòa phán quyết.
Lôi Phong (tổng hợp)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bế mạc Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13
39 phút trước Sự kiện
Sau ba ngày (16 - 18.5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc sáng nay 18.5.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vợ ông Đoàn Văn Vươn giờ đã thành bà chủ