HĐXX cấp phúc thẩm đã quyết định tuyên y án sơ thẩm cả về phần hình phạt và trách nhiệm dân sự với các bị cáo.

Vụ án Ethanol Phú Thọ: HĐXX tuyên y án sơ thẩm với các bị cáo

Nhã Thanh | 29/09/2021, 19:00

HĐXX cấp phúc thẩm đã quyết định tuyên y án sơ thẩm cả về phần hình phạt và trách nhiệm dân sự với các bị cáo.

Chiều 29.9, sau 3 ngày xét xử phúc thẩm và nghị án, TAND cấp cao tại Hà Nội đã tuyên án đối với các bị cáo và người có đơn kháng cáo trong vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học (Ethanol) Phú Thọ.

HĐXX nhận định, tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo kháng cáo xin giảm án, xin hưởng án treo và xin miễn bồi thường dân sự; tuy nhiên lại không đưa ra được tình tiết, chứng cứ mới. Do đó, HĐXX cấp phúc thẩm đã quyết định tuyên y án sơ thẩm cả về phần hình phạt và trách nhiệm dân sự với các bị cáo.

Cụ thể, bị cáo Vũ Thanh Hà (cựu Tổng giám đốc PVB) 6 năm 6 tháng tù; Phạm Xuân Diệu (cựu Tổng giám đốc PVC) 3 năm 6 tháng tù; Nguyễn Xuân Thủy (cựu Phó trưởng phòng  Đầu tư dự án, PVB), Khương Anh Tuấn (cựu Phó trưởng phòng Thương mại, PVB), Hoàng Đình Tâm (cựu Kế toán trưởng PVB) đều bị tuyên phạt 30 tháng; Lê Thanh Thái (cựu Trưởng phòng Kinh doanh, PVB) 24 tháng tù.

Về trách nhiệm dân sự, HĐXX tuyên buộc các bị cáo phải liên đới bồi thường thiệt hại. Trong đó, bị cáo Vũ Thanh Hà phải bồi thường 100 tỉ đồng; các bị cáo còn lại mỗi người 10 tỉ đồng.

phuc-tham-vu-an-ethanol-phu-tho-hdxx-tuyen-y-an-so-tham-voi-cac-bi-cao.jpg
Các bị cáo tại phiên tòa - Ảnh: N.A

Theo HĐXX, việc chỉ định thầu cho đơn vị không đủ năng lực làm nhà thầu xây dựng nhà máy Ethanol Phú Thọ đã dẫn tới dự án phải dừng thi công, gây thiệt hại cho PVB số tiền hơn 543 tỉ đồng.

Ngoài ra, HĐXX cũng không chấp nhận kháng cáo của Công ty Mai Phương về việc yêu cầu trả lại 3.400 m2 đất tại Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc). 

Tòa phúc thẩm cho rằng khu đất này được mua và chuyển nhượng từ số tiền sử dụng bất hợp pháp của PVC. Chủ trương góp vốn từ PVC vào Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp dầu khí Kinh Bắc của bị cáo Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC) là để che giấu động cơ của ông Thanh và đồng phạm. Chính vì vậy, tòa sơ thẩm quyết định giao quyền sử dụng khu đất cho PVC là hoàn toàn có căn cứ.

Trước đó, trong đơn kháng cáo cũng như lời trình bày tại phiên tòa, đại diện Công ty Mai Phương đã đề nghị HĐXX tuyên trả lại mảnh đất trên cho công ty nhằm đảm bảo quyền lợi của người thứ ba ngay tình theo quy định của pháp luật. Tại phiên tòa ngày 28.9, đại diện của Công ty Mai Phương xin phép được nộp 13 tỉ đồng để bồi thường thay cho Trịnh Xuân Thanh, khắc phục hậu quả cho PVC.

Liên quan đến 3.400 m2 đất tại Tam Đảo, theo nội dung vụ án, Trịnh Xuân Thanh bàn bạc với Đỗ Văn Hồng (Tổng giám đốc PVC Kinh Bắc) chuyển nhượng lại cho mình khu đất trên với giá 23,8 tỉ đồng. Công ty Mai Phương được Trịnh Xuân Thanh thành lập vào năm 2011, người đứng tên là ông Trịnh Xuân Giới (bố đẻ của Trịnh Xuân Thanh).

Sau đó, Đỗ Văn Hồng đại diện PVC Kinh Bắc (bên chuyển nhượng) và ông Trịnh Xuân Giới - đại diện Công ty Mai Phương (bên nhận chuyển nhượng) ký Hợp đồng chuyển nhượng thửa đất có diện tích 3.400 m2 (thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) với giá trị chuyển nhượng là 23,8 tỉ đồng. Tuy nhiên, Trịnh Xuân Thanh mới chỉ trả 20,8 tỉ đồng, số tiền 3 tỉ đồng còn lại vẫn chưa trả.

Năm 2015, ông Trịnh Xuân Giới làm thủ tục chuyển nhượng Công ty Mai Phương cho bà Trần Dương Nga (vợ của Trịnh Xuân Thanh). Gần một năm sau, bà Nga làm thủ tục chuyển nhượng Công ty Mai Phương cho ông Kiều Đào Lâm (trú tại TP.Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) với giá 45 tỉ đồng.

Ông Lâm nhận chuyển nhượng toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của Công ty Mai Phương, trong đó có 3.400 m2 đất tại thị trấn Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc).

Bài liên quan
Phúc thẩm vụ Ethanol Phú Thọ: VKS đề nghị bác toàn bộ kháng cáo
VKS đề nghị bác toàn bộ kháng cáo của 6 bị cáo và Công ty Mai Phương, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
5 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ án Ethanol Phú Thọ: HĐXX tuyên y án sơ thẩm với các bị cáo