Tại phiên xét xử ngày 21.12, theo luật sư bào chữa cho bị cáo Trương Minh Tuấn, trên thực tế, thời điểm những sai phạm bị quy kết trong vụ án này xảy ra là vào năm 2015, khi một loạt Luật có liên quan đến đầu tư và doanh nghiệp mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Vụ AVG: Luật sư chỉ ra sự lúng túng khi áp dụng Luật

Thu Anh | 21/12/2019, 21:39

Tại phiên xét xử ngày 21.12, theo luật sư bào chữa cho bị cáo Trương Minh Tuấn, trên thực tế, thời điểm những sai phạm bị quy kết trong vụ án này xảy ra là vào năm 2015, khi một loạt Luật có liên quan đến đầu tư và doanh nghiệp mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Trong phiên tranh luận chiều 21.12 trong vụ án MobiFone của cổ phần của AVG, luật sư Vũ Xuân Nam (bào chữa cho bị cáo Trương Minh Tuấn) cho rằng thời điểm những sai phạm bị quy kết trong vụ án này xảy ra là vào năm 2015, khi một loạt Luật có liên quan đến đầu tư và doanh nghiệp mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Điển hình như Luật số 49 Luật đầu tư công 2014 có hiệu lực từ ngày 1.1.2015, Luật số 67 Luật đầu tư 2014 có hiệu lực từ ngày 1.7.2015, Luật số 68 Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực từ ngày 1.7.2015, Luật số 69 Luật Quản lý sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 có hiệu lực từ ngày 1.7.2015).

Có thể thấy, năm 2015 là thời điểm chuyển tiếp hiệu lực của rất nhiều Luật mới, có sự thay đổi đáng kể trong quy định pháp luật giữa Luật cũ và Luật mới, gây bối rối, băn khoăn trong việc áp dụng pháp luật. Bản thân các cơ quan quản lý Nhà nước còn không hoàn toàn thống nhất được cách hiểu và cách áp dụng pháp luật.

Thậm chí, theo luật sư, từ khi bắt đầu thủ tục thực hiện thương vụ mua bán này cho đến khi Thứ trưởng Trương Minh Tuấn ký quyết định 236 do có sự chuyển tiếp về quy định pháp luật, nên đã tồn tại những vấn đề nhầm lẫn nghiêm trọng trong việc đánh giá và áp dụng pháp luật, cho đến khi thanh tra, kiểm tra ở các giai đoạn trước, và cả sau khi vụ án bị khởi tố/điều tra, truy tố, xét xử.

Hơn 40 luật sư tham gia phiên tòa

Trong vụ án này, luật sư Vũ Xuân Nam phân tích: “Thực tế trình tự thủ tục trong dự án này thực hiện theo cả luật 67 và luật 69 nhưng có sự mơ hồ không rõ ràng và không chính xác. Mặc dù trong Quyết định 236 không dẫn chiếu đến luật 67 nhưng quá trình tiến hành thủ tục lại có công đoạn xin ý kiến của Thủ tướng và các bộ ban ngành do quy mô thương vụ này có vốn đầu tư rất lớn. Điều này được hiểu là chủ đầu tư và các bộ ngành hiểu là phải tuân thủ điều 31 luật 67”.

Theo nghiên cứu của các luật sư, ngoài việc áp dụng luật 69 và 67 còn phải xem xét áp dụng các vấn đề liên quan trong luật 68 là Luật Doanh nghiệp và theo tội danh các bị cáo bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì cần phải xem xét cả luật số 64 là Luật đầu tư công. Vì vậy, các luật sư cho rằng đây không phải hành vi cố ý màlà sự lẫn lộn trong việc áp dụng các hệ thống pháp luật khác nhau cùng liên quan đến việc hoạt động đầu tư.

Xuất phát từ thẩm định giá của AMAX?

Cáo trạng cho rằng việc ký Quyết định số 236/QĐ-BTTTT phê duyệt Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone là hành vi gây ra hậu quả làm thiệt hại hơn 6.500 tỉ đồng. Tuy nhiên, vị luật sư cho rằng quá trình thẩm định giá, nguyên nhân chính dẫn đến việc MobiFone mua cổ phần AVG với giá bị coi là quá cao không hề liên quan đến bất cứ ai ở Bộ TT-TT. Hồ sơ vụ án cũng như lời khai tại phiên tòa của các bị cáo ở Công ty AMAX cho thấy không có mối liên hệ nào giữa các thẩm định viên, giám đốc chi nhánh AMAX với bất cứ ai ở Bộ TT-TT.

Luật sư dẫn chứng chỉ duy nhất có một tài liệu do Bộ TT-TT phát hành là giấy phép sử dụng 4 kênh tần số thì không hề liên quan đến trình tự và thủ tục quyết định phê duyệt dự án đầu tư theo quyết định 236.

Các luật sư bào chữa cho bị cáo Trương Minh Tuấn không nhận thấy bất kỳ mối quan hệ nhân quả nào giữa hành vi của ông Tuấn nói riêng và các bị cáo thuộc Bộ TT-TT nói chung đối với thiệt hại do MobiFone mua cổ phần của AVG với giá cao. Hậu quả này rõ ràng xuất phát từ hành vi thẩm định giá của AMAX như những gì thể hiện trong hồ sơ vụ án, hoặc có thể từ nguyên nhân nào khác mà các luật sư không không có chuyên môn về thẩm định gia nên không xác định được.

Gia đình ông Nguyễn Bắc Son sẽ nộp tiền khắc phục vào thứ hai

Tại phiên xét xử cuối ngày 21.12, HĐXX thông báo đã nhận được bức thư của bị cáo Nguyễn Bắc Son. Theo đó, trong bức thư, bị cáo Son cho hay gia đình ông đã gom được 12,5 tỉ đồng và còn 55 tỉ đồng.Hiện bị cáo Son cũng động viên gia đình tiếp tục khắc phục trước ngày 26.12.

Đại diện gia đình của ông Son cũng cho biết gia đình cũng đi làm việc theo tâm nguyện của ông và đã gom được 12,5 tỉ đồng và sáng thứ 2 sẽ nộp. Qua sự việc như vậy, gia đình sẽ hết sức phối hợp.

Bào chữa cho bị cáo Nguyễn Bắc Son, theo luật sư Lê ĐìnhỨng, vụ án này khá đặc biệt khi hành vi phạm tội của 14 bị cáo không có sự bàn bạc. Quá trình triển khai dự án, ông Son quá tin tưởng vào các cơ quan giúp việc và tham mưu của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công an nên đã xảy ra sai phạm, gây thiệt hại lớn cho nhà nước.

Luật sư cho rằng căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn đồng ý với đề xuất triển khai dự án. Bởi vậy, lỗi triển khai dự án không thuộc về Bộ TT-TT. Trong vụ án này, ông Son không phải người chủ mưu, cầm đầu.

Nhã Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo và đổi mới sáng tạo
một giờ trước Khoa học - công nghệ
Ngày 21.4 hằng năm được Liên Hợp Quốc chọn là Ngày Sáng tạo và đổi mới sáng tạo thế giới.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ AVG: Luật sư chỉ ra sự lúng túng khi áp dụng Luật