Nhiều người mẫu cho rằng, hoạ sĩ hiếp dâm người mẫu là một hành vi đồi bại, phi nhân tính, phi nghệ thuật... Giới người mẫu cần phải có tiếng nói mạnh mẽ để bảo vệ "nạn nhân" và đưa sự việc ra ánh sáng.

Vụ hoạ sĩ bị tố hiếp dâm người mẫu: Giới người mẫu body painting lên tiếng

bai cao | 24/05/2018, 06:14

Nhiều người mẫu cho rằng, hoạ sĩ hiếp dâm người mẫu là một hành vi đồi bại, phi nhân tính, phi nghệ thuật... Giới người mẫu cần phải có tiếng nói mạnh mẽ để bảo vệ "nạn nhân" và đưa sự việc ra ánh sáng.

Hot girl Nga Tây, người từng gây sốt với nhiều bộ ảnh body painting chia sẻ rằng: “Tôi cho rằng, hành vi họa sĩ hiếp dâm người mẫu nữ là hành vi đồi bại, lệch lạc… đáng lên án. Nếu câu chuyện này chỉ do một người lên tiếng và không có bằng chứng thì chúng ta có thể hoài nghi. Nhưng một khi đã có tới hai người là nạn nhân lên tiếng thì hành động đó không thể bỏ qua.

Qua những câu chuyện ồn ào gần đây, tôi thấy bây giờ có rất nhiều đối tượng lợi dụng môi trường nghệ thuật để làm những chuyện đồi bại. Đó là những hành vi không thể chấp nhận được, phải lên án một cách mạnh mẽ, thậm chí tẩy chay hoặc xử lý mạnh tay theo quy định của pháp luật. Những hành vi này làm ảnh hưởng rất lớn đến giới body painting nói riêng và giới hội họa nói chung”.

Theo Nga Tây, so với làm người mẫu áo tắm hoặc underwear (đồ lót) thì mẫu body painting phải hở hang da thịt nhiều hơn và để họa sĩ tiếp xúc trực tiếp vào cơ thể thông qua những nét vẽ. Vì thế, làm mẫu body painting là một trong những công việc khá nhạy cảm.

“Một số chương trình tôi đã làm người mẫu body painting không khỏa thân 100% mà vẫn mặc áo “chíp” và quần lót. Và trong phòng làm việc bao giờ cũng có rất nhiều người. Từ trang điểm, làm tóc, khách hàng, nhiếp ảnh... và hầu như các ê-kíp tôi làm việc đều là người quen. Nếu không quen họa sĩ cũng quen chuyên gia trang điểm hoặc nhiếp ảnh.

Chưa bao giờ tôi nhận lời làm mẫu mà chỉ có mỗi họa sĩ và người mẫu trong phòng riêng. Chính nhờ thế mà từng tham gia nhiều dự án body painting nhưng tôi chưa bao giờ phải đối diện với những hành vi thiếu chuẩn mực của họa sĩ.

Ngoài ra, những lúc họa sĩ vẽ trên cơ thể, mình cũng phải có hành động bảo vệ bản thân. Nếu vẽ phần trên phải có gì đó để bảo vệ phần dưới và nếu vẽ phần dưới cũng phải bảo vệ phần trên. Nhiều bạn hay bị hồn nhiên quá khiến cho họa sĩ có những suy nghĩ lệch lạc và có cơ hội để làm những việc đồi bại. Sự việc, người mẫu Kim Phượng bị họa sĩ cưỡng hiếp khi đang làm mẫu là một việc rất đau lòng.

Tuy nhiên, cũng nên nhìn nhận, trong một số trường hợp, khi trách người họa sĩ cũng phải nhìn lại người mẫu. Nếu bản thân không vô tư hoặc dễ dãi quá, người ta chưa chắc đã dám nảy sinh ý định xấu”, Nga Tây bày tỏ thêm.

Đồng tình với quan điểm của Nga Tây, một người mẫu body painting sinh năm 1992 ở TP.HCM (xin giấu tên) cũng cho rằng, việc họa sĩ N.L bị tới hai người mẫu đều từng làm mẫu body painting cho mình vẽ lên tiếng tố có hành vi gạ gẫm hoặc cưỡng hiếp là điều quá sức tưởng tượng đối với cô. Theo người mẫu này, đó không thể gọi là họa sĩ mà là một kẻ mượn danh họa sĩ để làm chuyện đồi bại, thỏa mãn thú tính của mình.

“Tôi làm người mẫu body painting từ khi mới 19 tuổi. Những ngày mới bước vào làm nghề, tôi rất cảnh giác với mọi họa sĩ hoặc nhiếp ảnh. Vì thế, tôi không bao giờ cho phép họa sĩ có những hành động nào “quá tay” trên cơ thể mình. Tuy nhiên, thực tế là tôi chưa bao giờ gặp tình huống phải đến mức có những phản ứng gay gắt chứ chưa nói là bị cưỡng hiếp.

Thật sự, tôi cảm thấy thương cho người mẫu body painting nhất là với giới nữ. Họ phải đam mê lắm mới dám làm lĩnh vực này bởi đây là lĩnh vực khá nhạy cảm và mới mẻ đối với nhiều người”, người mẫu 9x này nói.

Theo nữ người mẫu này thì sự việc người mẫu Kim Phượng tố họa sĩ cưỡng hiếp trong nhà nghỉ là một câu chuyện hy hữu. Nhưng đó là hành vi không thể nào chấp nhận được. Giới họa sĩ đã lên tiếng chỉ trích hành vi này nhưng giới người mẫu cũng cần phải đứng về phía “nạn nhân” để đưa sự việc ra ánh sáng.

Người mẫu Kim Phượng, người đã làm đơn tố bị họa sĩ N.L cưỡng hiếp tại nhà nghỉ khi mời cô làm người mẫu. Ảnh: TL.
Người mẫu Kim Phượng, người đã làm đơn tố bị họa sĩ N.L cưỡng hiếp tại nhà nghỉ khi mời cô làm người mẫu. Ảnh: TL.

“Chúng ta không thể để cho những “con sâu” làm “rầu” cả “nồi canh”. Chúng ta phải lên án mạnh mẽ hành vi suy đồi đạo đức và nhân cách đó. Vẫn biết rằng, môi trường body painting khó tránh khỏi việc làm nảy sinh những dục vọng mang tính bản năng. Nhưng người làm nghệ thuật chuyên nghiệp là người phải biết kiểm soát bản thân và phải biết làm nghệ thuật bằng cái tâm trong sáng. Nếu để phần “con” lấn át vào công việc sẽ không những không thể làm việc mà còn tạo nên những hành vi không ai có thể chấp nhận”, người mẫu 9x thẳng thắn.

Hoạ sĩ Nguyễn Đình Hợp cũng bày tỏ: “Hoạ sỹ chuyên nghiệp chắc chắn không thể có chuyện hiếp dâm người mẫu. Đây là nguyên văn những điều tôi nói với bạn bè và khẳng định luôn không chỉ bây giờ mà cả sau này.

Bởi lẽ, đã gắn với sự chuyên nghiệp trong giới hội họa không phải chuyện đùa. Một khi họa sĩ đã bỏ tiền ra để thuê người mẫu thường họ tận dụng từng giây từng phút, hơi sức đâu để ve vãn, cò cưa rồi hiếp dâm. Còn cảm xúc với cô người mẫu đương nhiên là có thật, thậm chí rung rinh với cô mẫu đó cũng có thật nốt.

Nhưng các anh bạn giả vờ là họa sỹ hãy tin đi, khi coi người mẫu cởi quần áo ra, ngay tức khắc sẽ có cảm xúc khác xâm lấn. Nó như luồng năng lượng thôi thúc họa sỹ vẽ, vẽ và vẽ. Còn những anh giả vờ là họa sỹ thì nhiều vô kể, chả riêng anh cái anh N.L đâu. Vự mượn danh là có thật, tìm cơ hội để tiếp xúc người mẫu là có thật, nhưng vĩnh viễn anh ta chỉ là họa sỹ giả vờ mà thôi. Kể cũng lạ, những anh cả đời vẽ vài bức tranh tường ba lăng nhăng cũng đương nhiên là họa sỹ? Cũng nên học giới âm nhạc, họ rạch ròi thế nào là ca sỹ, nếu không thì ông nào hay hát karaoke thành ca sỹ sẽ làm loạn môi trường âm nhạc”.

Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam nói gì?

Họa sĩ Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam cho rằng, những ồn ào liên quan tới việc người mẫu Kim Phượng tố họa sĩ N.L hiếp dâm là bài học cho các họa sĩ trong quá trình tác nghiệp cũng như là câu chuyện buồn của ngành mỹ thuật Việt Nam.

Vụ việc nữ người mẫu Kim Phượng đến Công an tố cáo về việc bị một họa sĩ kiêm kiến trúc sư nổi tiếng hiếp dâm cô trong quá trình mời hợp tác làm mẫu cho bộ ảnh bodypaint đang gây xôn xao dư luận.

Vụ việc hiện đang được Công an quận 10 xác minh, điều tra. Bước đầu, Công an đã đưa nạn nhân đến Trung tâm giám định pháp y thuộc sở Y tế TP.HCM để trưng cầu giám định…

Trước nghi vấn ồn ào, ít nhiều ảnh hưởng đến sự “yên bình” của ngành hội họa Việt Nam, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam- Họa sĩ Trần Khánh Chương đã có những chia sẻ khách quan và thẳng thắn.

“Tôi mới chỉ biết thông tin qua báo chí và sự việc đang được điều tra để làm sáng tỏ. Trước khi có kết luận từ Công an thì chúng ta không thể lên án này nọ. Nếu họa sĩ N.L sai thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, ngược lại nếu cô người mẫu tố cáo không đúng sự thật cũng sẽ có pháp luật xử lý”, họa sĩ Trần Khánh Chương chia sẻ với phóng viênDân trí.

Khi được hỏi: “Nếu họa sĩ N.L có hành vi sai trái đúng như lời tố cáo thì Hội Mỹ thuật Việt Nam có hình thức kỷ luật như thế nào?” Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam thẳng thắn nói: “Họa sĩ N.L không phải hội viên của Hội Mỹ thuật nên không thể nói sẽ bị loại ra khỏi Hội nếu có hành vi vi phạm đạo đức. Và khi chưa có kết luận từ cơ quan chức năng thì bất cứ hành vi xử lý nào cũng không đúng”.

Theo ông Chương, những ồn ào xoay quanh họa sĩ N.L đó là chuyện cá nhân, không liên quan đến Hội Mỹ thuật Việt Nam. Ông cũng cho biết, đây là trường hợp đầu tiên họa sĩ bị người mẫu tố cáo hiếp dâm. Và xưa nay, đời tư họa sĩ không có nhiều bê bối.

“Giới họa sĩ cũng như bất cứ lĩnh vực nào, cũng có người này, người kia. Nhưng họ đều được học hành, qua các trường lớp cẩn thận và hầu hết là những người học hành tử tế, nghiêm túc. Nếu có điều tiếng gì đó thì chỉ là trường hợp cá biệt. Cũng phải nói thêm là, giới họa sĩ cũng có đặc thù về tính cách. Họ thích vui vẻ. Còn việc đi quá giới hạn giữa họa sĩ và người mẫu đôi khi là nguyên nhân xuất phát từ hai phía…”, ông nói.

Với vị trí Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, họa sĩ Trần Khánh Chương cũng thừa nhận rằng, dù chưa có kết luận ai đúng ai sai, nhưng để xảy ra những ồn ào liên quan đến đời tư của một họa sĩ thì bản thân ông cũng cảm thấy buồn. “Đây cũng là bài học rút kinh nghiệm cho các họa sĩ trong quá trình tác nghiệp, để làm sao tránh những điều tiếng không hay, những rủi ro sau này”, ông chia sẻ.

Theo họa sĩ Trần Khánh Chương, body painting là một trào lưu vẽ tranh trên người được du nhập từ phương tây và phát triển ở Việt Nam khoảng 10 năm nay. Tuy nhiên, ông không quan tâm lắm đến lĩnh vực này.

“Tôi không thích nên tôi cũng không bao giờ xem và để ý. Vẽ đâu không vẽ lại vẽ lên người rồi lại xóa đi”, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam cảm thán.

Dù không thích nhưng ông Chương cũng không phản đối việc một số họa sĩ trẻ Việt Nam theo đuổi và đam mê với bộ môn nghệ thuật này.

Vị họa sĩ phân tích: “Tôi không thích nhưng vẫn ủng hộ anh em. Một xu hướng nghệ thuật của thế giới thì anh em làm được gì cứ để họ làm thôi. Nhưng phải làm đúng, làm hay. Tuy nhiên, nếu là trào lưu thì có lúc phát triển rầm rộ xong rồi lại thôi. Trước đây, trào lưu nghệ thuật sắp đặt, trình diễn cũng rầm rộ lên một thời gian nhưng giờ thì im lìm hẳn, không mấy ai quan tâm nữa…”

Hà Tùng Long, Nguyễn Hằng/Dân Trí

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ hoạ sĩ bị tố hiếp dâm người mẫu: Giới người mẫu body painting lên tiếng