Cục Quản lý cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng (Bộ Công Thương) kết luận vụ Grab mua lại Uber tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, có dấu hiệu vi phạm 2 điều khoản của Luật Cạnh tranh.

Vụ mua lại Uber tại Việt Nam: Grab vi phạm Luật Cạnh tranh

12/12/2018, 15:06

Cục Quản lý cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng (Bộ Công Thương) kết luận vụ Grab mua lại Uber tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, có dấu hiệu vi phạm 2 điều khoản của Luật Cạnh tranh.

Cục Quản lý cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng kết luận vụ Grab thâu tóm Uber tại thị trường Việt Nam có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh - Ảnh: Internet

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Cục CT&BVNTD) vừa phát đi thông báo cho biết vào ngày 18.11, Cục này đã kết thúc quá trình điều tra vụ việc cạnh tranh Grab mua lại Uber tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có thị trường Việt Nam (vụ việc cạnh tranh).

Cụ thể, căn cứ kết quả xác minh các tình tiết, chứng cứ của vụ việc trong quá trình điều tra, Cục CT&BVNTD đã xác định vụ việc Grab mua lại Uber có dấu hiệu vi phạm, đó là không thông báo tập trung kinh tế và tập trung kinh tế bị cấm.

"Hiện nay, Cục CT&BVNTD đã hoàn tất việc chuyển báo cáo điều tra, kết luận điều tra cùng toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh đến Hội đồng Cạnh tranh để xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật cạnh tranh", Cục này cho biết.

Theo Cục CT&BVNTD, việc xử lý vụ việc cạnh tranh được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Mục 5, Mục 6, Chương V Luật Cạnh tranh. Theo đó, sau khi nhận được báo cáo điều tra và toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh sẽ quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.

Cục này cho biết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có thể sẽ ra một trong các quyết định, gồm:Trả hồ sơ để điều tra bổ sung (trong 60 ngày); Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh; và mở phiên điều trần để ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

Trước đây, vào ngày 26.3, Grab đã công bố thông tin về việc Grab mua lại hoạt động kinh doanh của Uber tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Cụ thể, Grab sẽ tiếp nhận mảng dịch vụ chia sẻ xe (ridesharing) và vận chuyển thực phẩm trong khu vực Đông Nam Á vào hệ thống vận tải đa phương tiện và nền tảng công nghệ của Grab (multi-modal transportation and fintech platform). Đổi lại, Uber trở thành cổ đông sở hữu 27,5% tổng số cổ phần của Grab.

Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ mua lại Uber tại Việt Nam: Grab vi phạm Luật Cạnh tranh