Về vụ mở đường, phá rừng tại tiểu khu 11 rừng đặc dụng Nam Hải Vân mà báo điện tử Một Thế Giới điều tra phản ánh; người phát ngôn UBND Q.Liên Chiểu (Đà Nẵng) cho biết cảnh sát môi trường và các ngành liên quan đã lập đoàn liên ngành kiểm tra, xác định mức độ vi phạm của những người liên quan.

Vụ phá rừng trên hầm Hải Vân: Kiểm tra và xử lý dứt điểm

Lê Đình Dũng | 09/09/2016, 17:11

Về vụ mở đường, phá rừng tại tiểu khu 11 rừng đặc dụng Nam Hải Vân mà báo điện tử Một Thế Giới điều tra phản ánh; người phát ngôn UBND Q.Liên Chiểu (Đà Nẵng) cho biết cảnh sát môi trường và các ngành liên quan đã lập đoàn liên ngành kiểm tra, xác định mức độ vi phạm của những người liên quan.

Đang kiểm tra để xứ lý dứt điểm

Ngày 9.9, ông Đặng Công Chúng, Chánh văn phòng UBND vàHĐND kiêm người phát ngôn chính quyền Q.Liên Chiểu cho biết khoảng vài ngày tới sẽ có kết quả xác định vi phạm từ đoàn liên ngành.

Theo báo cáo nhanh do ông Nguyễn Hữu Thiết, Phó chủ tịch UBND Q.Liên Chiểu gửi Thường trực Thành ủy, Thường trực HĐND và UBND TP.Đà Nẵng thì sau bài viết trên Một Thế Giới, Ban Thường vụ Quận ủy Liên Chiểu đã có cuộc họp nghe báo cáo về việc khai thác rừng trồng, mở đường tại tiểu khu 11 của ông Trần Viết Hòe.

Cụ thể, năm 2002, Ban Quản lýrừng đặc dụng Nam Hải Vân giao khoán đất theo Nghị định 01/CP cho nhóm hộ ông Trần Viết Hòe (10 người) trồng rừng tại tiểu khu 11 với diện tích 62,5 ha để trồng keo lá tràm. Năm 2005, nhóm hộ thống nhất giao toàn bộ diện tích nhận khoán cho ông Hòe quản lý, sử dụng. Qua thời gian trồng và chăm sóc, ông Hòe đã khai thác lần 1 vào năm 2010. Tháng 2.2016, ông Hòe làm đơn xin khai thác rừng trồng chu kỳ 2 và được chính quyền sở tại xác nhận.

Ngày 10.8.2016, Hạt Kiểm lâm đã báo cáo lên UBND quận về việc khai thác gỗ rừng trồng keo của ông Hòe có đốn chặt một số cây tái sinh tự nhiên, mở đường lên diện tích rừng tự nhiên chưa trồng keo. Ngay sau đó, quận đã tổ chức đoàn đi kiểm tra.

Kết quả ban đầu xác nhận hộ ông Hòe đang khai thác cây keo trồng và chặt hạ một số cây tái sinh tự nhiên còn sót lại trong khu vực rừng trồng đang khai thác. Nghiêm trọng hơn là tại khu vực rừng tự nhiên khoảng 3,8 ha, khu vực này hoàn toàn không có cây rừng trồng, hiện trạng là rừng tự nhiên tái sinh phục hồi, cây gỗ rải rác thuộc phạm vi quy hoạch rừng đặc dụng. Trong khu vực này phát hiện các tuyến đường đất bị san ủi, mở mới với chiều rộng khoảng 2-3m; tổng chiều dài tuyến đường khoảng 850m.

Chính quyền Q.Liên Chiểu xác định: “Việc mở đường, chặt cây tái sinh tự nhiên và luỗng (tỉa) rừng của ông Hòe trên diện tích không có rừng trồng keo lá tràm là chưa được các ngành chức năng cho phép”.

Để xử lý dứt điểm vụ việc này, UBND quận chỉ đạo thành lập đoàn kiểm tra liên ngành gồm: Chi cục Kiểm lâm, Phòng Kinh tế quận, Phòng TN-MT, Cảnh sát môi trường công an quận, Hạt Kiểm lâm quận và UBND P.Hoà Hiệp Bắc đểtiến hành kiểm tra, xác định mức độ vi phạm của ông Trần Viết Hòe theo luật định, đểcó cơ sở tham mưu cho UBND Q.Liên Chiểu xử lý vụ việc trên theo quy định của pháp luật.

Phải trả giá

Ngày 8.8, báo điện tửMột Thế Giớiđăng bài phản ánh việc ông Trần Viết Hòe (SN 1957, trú Q.Hải Châu, Đà Nẵng), chủ rừng giao khoán ở tiểu khu 11 rừng đặc dụng Nam Hải Vân đã cho người đưa máy mở đường vàochặt rừng tự nhiênnằm trong đất giao khoán choông. Tuy nhiên, theo quy định hiện nay và các văn bản mà kiểm lâm đã ban hành, ông Hòe không được phépphạm vào diện tích rừng tự nhiên trên.

Ông Nguyễn Văn Truyền, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm quận Liên Chiểu đã thừa nhận việc ông Hòe đưamáy vàomở đường và đốn hạ cây là vi phạm. Ông Truyền nói tiểu khu 11 thuộc địa bàn P.Hòa Hiệp Bắc được giao cho kiểm lâm viên Lê Văn Hải kiểm soát. Đáng nói, ông Lê Văn Hải chính là kiểm lâm viênbị luân chuyển cùng một loạt các cán bộ khác khỏi Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn dođã để xảy ra vụphá rừng nghiêm trọng tại bán đảo Sơn Trà.

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng Trần Viết Phương thừa nhận: “Ông Hải hồi ở Sơn Trà sau vụ xâm hại rừng thì đưa qua bên Liên Chiểu. Vụ phá rừng ở tiểu khu 11, Chi cục đang chỉ đạo kiểm điểm các cá nhân và tập thể liên quan, chắc họ đang làm kiểm điểm”.

Bí thư, Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng cảnh báo chặt một cây ở Đà Nẵng cũng 'phải trả giá'.

Trong kỳ họp thứ 2 HĐND TP.Đà Nẵng khóa 9, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Nguyễn Xuân Anh đã nhấn mạnh với Giám đốc Sở NN-PTNT Nguyễn Phú Ban rằng: “Phải xem lại con người. Giải pháp tốt nhưngkiểm lâm tiếp tay với lâm tặc thì cuối cùng vẫn không đạt được mục đích. Nếu có thì buộc phải cách chức, cho thôi việc, phải làm mạnh lên nữa, không nhân nhượng. Việc này anh Ban phải kiểm tra lại, nếu có phải xử lý nghiêm cán bộ này; một lần ở Sơn Trà rồi, giờ về Liên Chiểu lại vậy nữa”.

“Không ai được đến Đà Nẵng chặt phá cây nào cả, dù là ai đi nữa thì vẫn phải xử lý nếu vi phạm. Mình còn mấy cánh rừng thôi, mà toàn rừng đặc dụng phải bảo vệ nghiêm ngặt. Là lá phổi của thành phố, những khu vực nói trên đều không cho phép bất cứ tổ chức, cá nhân nào được vào mà chặt phá rừng. Chặt một cái cây phải trả giá, mà anh Ban giữ không được cái này (rừng) thì anh Ban phải trả giá”, Bí thư Đà Nẵng tuyên bố.

Lê Đình Dũng

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ phá rừng trên hầm Hải Vân: Kiểm tra và xử lý dứt điểm