Cục Quản lý Dược đã cấp phép cho hàng nghìn hộp thuốc chữa bệnh ung thư, "kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người".

Vụ VN Pharma buôn thuốc giả chữa bệnh ung thư: Nhiều khuất tất cần làm sáng tỏ

Hạ Kỳ | 25/09/2019, 14:19

Cục Quản lý Dược đã cấp phép cho hàng nghìn hộp thuốc chữa bệnh ung thư, "kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người".

Ngày 25.9, TP.HCM tiếp tục phiên xử vụ án buôn bán thuốc chữa bệnh ung thư giả xảy ra tạiCông ty Cổ phần VN Pharma (VN Pharma) với phần thẩm vấn bị cáo Nguyễn Minh Hùng (nguyên Tổng giám đốc Công ty VN Pharma) và 11 đồng phạm.

Cục Quản lý dược cấp phép cho thuốc giả

Theo hồ sơ vụ án, năm 2012, Nguyễn Minh Hùng nhận thấy nhu cầu về thuốc chữa trị ung thư lớn nên bàn với Võ Mạnh Cường nhập khẩu thuốc H-Capita để buôn bán. Do thuốc này chưa có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam nên Hùng yêu cầu cung cấp hồ sơ pháp lý. Tuy nhiên Cườngkhông cung cấp được "Tiêu chuẩn và phương pháp kiểm nghiệm thuốc" theo quy định thông tư.

Hùng sau đó thuê Phạm Văn Thông (dược sĩ) làm giả tài liệu này bằng tiếng anh và có hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt với giá 2.000 USD. Đồng thời, Hùng chỉ đạo cấp dưới thiết kế 2 bộ nhãn dự kiến lưu hành tại Việt Nam, để hợp thức đủ hồ sơ pháp lý thuốc H-Capita.

Sau khi có hồ sơ, lãnh đạo VN Pharma đề nghị Cục Quản lý dược cấp phép nhập khẩu 200.000 hộp thuốc H-Capita Caplet thông qua nhà cung cấp là Công ty Austin Hồng Kông (một công ty đã hết hạn sử dụng).

Thời điểm đó, ông Trương Quốc Cường ký cấp phép nhập khẩu đơn hàng cho Công ty VN Pharma. Sau đó, Hùng và Cường làm giả hợp đồng để nhập khẩu 9.300 hộp Capita. Nguyên Tổng giám đốc VN Pharma liên doanh với một công ty dược trúng thầu cung cấp thuốc Sở Y tế TP.HCM.

Bị cáo Nguyễn Minh Hùng, kẻ chủ mưu trong vụ án -Ảnh: Chiến Quốc

Ngày 11.4.2014, lô hàng 9.300 hộp thuốc H-Capita được nhập về Việt Nam. Giá thực tế của lô thuốc là 251.100 USD (hơn 5,3 tỉđồng) nhưng Công ty VN Pharma khai báo giá trị hơn 14,6 tỉđồng.

Kết quả điều tra của cơ quan chức năng thể hiện thuốc không có nguồn gốc sản xuất tại Canada. Bởi trên các thùng hàng thuốc có dán tem kiểm tra an ninh tại một sân bay của Ấn Độ và dán tem vận chuyển từ Ấn Độ về Singapore, phù hợp với văn bản trả lời ủy thác của Singapore.

Và qua kiểm tra, mã vạch, mã số in trên vỏ hộp thuốc không được đăng ký bởi quốc gia nào. Còn về chất lượng lô thuốc, kết luận giám định của Bộ Y tế thể hiện lô thuốc H-Capita 500mg nói trên chứa 97,5% hoạt chất capecitabine là thuốc kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người.

Lãnh đạo thành phố ưu ái cho VN Pharma?

Liên quan đến sai phạm của công ty này, Thanh tra Chính phủ đã kết luận làm rõ lượng thuốc trúng thầu của VN Pharmabán trong các bệnh viện tại TP.HCM.

Theo kết luật ngày 22.12.2012, Sở Y tế TP.HCM có văn bản số 7860 với nội dung "về công tác đấu thầu mua thuốc y tế cho ngành y tế TP.HCM năm 2013" gửi UBND TP.HCM. Sở này đề nghị UBND TP.HCM cho phép các cơ sở y tế công lập tổ chức đấu thầu mua thuốc, sau khi trung tâm mua sắm thành lập, việc đấu thầu tập trung diễn ra từ năm 2014.

Sau đó không lâu, ngày 16.1.2013, Sở Tài chính TP.HCM có tờ trình 538 gửiUBND TP.HCMkiến nghị đấu thầu mua thuốc y tế cho ngành y tế thành phố. Sơ Tài Chính đề nghị thành phố cho phép các cơ sở y tế công lập tự tổ chức công tác đấu thầu theoThông tư 01/2012 của liên Bộ Y tế - Tài chính về hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế.

Chưa đầy một tháng sau, UBND TP.HCM có văn bản số cho phép cơ sở y tế tự tổ chức đấu thầu mua thuốc năm 2013 theo nhu cầu. Theo đó, Sở Y tế được giao thẩm định kế hoạch đấu thầu mua thuốc của các cơ sở y tế công lập trình lãnh đạo thành phố xem xét, phê duyệt.

Bị cáo Nguyễn Mạnh Cường tại phiên xử - Ảnh: Chiến Quốc

Giữa năm 2013, Sở Y tế có tờ trình số 2741 báo cáo kết quả thẩm định kế hoạch đấu thầu mua thuốc năm 2013 của các đơn vị y tế công lập TP.HCM. Ngay sau đó, UBND TP.HCM có thông báo số 325 giao Sở Y tế và các bệnh viện quản lý "việc mua sắm thuốc và vật tư y tế tiêu hao năm 2014".

Tuy nhiên, UBND TP.HCM sau đó đã có thông báo số 3570 đính chính thông báo trên thành "việc mua sắm thuốc và vật tư y tế tiêu hao năm 2013".

Mặc dù, trước đó, Sở Y tế và Sở Tài chính kiến nghị lãnh đạo TP.HCM cho các cơ sở y tế công lập đấu thầu mua thuốc năm 2013. Tuy nhiên, hồi giữa 15.4.2013, UBND TP.HCM có văn bản số 1742 cho phép các cơ sở y tế mua thuốc bổ sung để sử dụng bằng cách gia hạn hợp đồng trúng thầu năm ngoái.

Tại thời điểm này, thời gian ký hợp đồng mua thuốc còn hơn 2 tháng. Nhưng cũng từ đây, các bệnh viện cứ gia hạn hợp đồng và mua sắm trực tiếp cho đến hết tháng 3.2014.

Chiến Quốc
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
4 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ VN Pharma buôn thuốc giả chữa bệnh ung thư: Nhiều khuất tất cần làm sáng tỏ