Thông tin từ UBND TP.HCM cho biết Công ty cổ phần Đô thị du lịch Cần Giờ đã đề xuất với UBND thành phố dự án xây cầu Cần Giờ (chỗ bến phà Bình Khánh) theo hình thức BT.

Xây cầu Cần Giờ: Để qua sông hết phải “luỵ phà”

Một Thế Giới | 02/11/2015, 11:25

Thông tin từ UBND TP.HCM cho biết Công ty cổ phần Đô thị du lịch Cần Giờ đã đề xuất với UBND thành phố dự án xây cầu Cần Giờ (chỗ bến phà Bình Khánh) theo hình thức BT.

Vị trí thực hiện dự án cầu Cần Giờ được bắt đầu từ đường Huỳnh Tấn Phát, huyện Nhà Bè kết nối với đường Rừng Sác, huyện Cần Giờ. 
Trong đó hướng tuyến bắt đầu từ giao lộ Huỳnh Tấn Phát - đường kho C, cách ngã ba giao lộ Nguyễn Bình khoảng 800 mét về phía bắc. 
Theo thiết kế dự kiến, cầu Cần Giờ và đường dẫn sẽ đi theo đường dẫn Huỳnh Tấn Phát vượt sông Soài Rạp tại điểm cách phà Bình Khánh 600m về hạ lưu, tiếp tục đi thẳng, phía dưới đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, rồi kết nối với đường Rừng Sác tại điểm cách bến phà Bình Khánh 2,5km về phía nam.

Tổng chiều dài toàn tuyến là 5,8km, trong đó phần cầu dây văng dài liên tục là 2,85km, mặt cắt ngang cầu rộng 17,5m cho bốn 4 làn xe lưu thông, độ tĩnh không thông thuyền 55m. Tổng mức đầu tư dự kiến là 5.002 tỉ đồng, chưa bao gồm kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Tại tờ trình của Công ty cổ phần Đô thị du lịch Cần Giờ gửi UBND TP.HCM, mục tiêu của dự án là kết nối trung tâm thành phố, quận 7, huyện Bình Chánh với huyện Cần Giờ thành hệ thống giao thông hoàn chỉnh liên kết khu vực phía nam TP.HCM, đáp ứng nhu cầu giao thông, thay thế phà Bình Khánh, tạo điều kiện để phát triển dự án khu lấn biển và khu đô thị du lịch biển Cần Giờ.
Xay cau Can Gio: De qua song het phai “luy pha”-hinh-anh-1

Khi có cầu Cần Giờ, sẽ thêm thuận lợi để phát triển du lịch TP.Hồ Chí Minh.

 
Ngoài ra, công trình cầu Cần Giờ sẽ rút ngắn cự ly và thời gian đi từ trung tâm thành phố đến huyện Cần Giờ, thay vì đi bằng phà Bình Khánh hoặc đò An Thới Đông như hiện nay. 
Đồng thời, cầu sẽ góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế của huyện Cần Giờ và đặc biệt dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ.

Trong đó, bài toán kinh phí xây cầu Cần Giờ (5.003 tỉ đồng, chưa tính kinh phí đồi thường giải tỏa) được Công ty cổ phần Đô thị Cần Giờ đề xuất, đơn vị này sẽ tự thu xếp chi phí đầu tư xây dựng cầu, đổi lại thành phố sẽ trả cho công ty bằng quỹ đất thực hiện dự án khu lấn biển Cần Giờ 600ha và dự án lấn biển mở rộng 480ha để phát triển dự án Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ.

Được biết, trước khi có dự kiến xây cầu Cần Giờ bắc qua sông Soài Rạp thì một dự án giao thông kế nối vùng đó là đường cao tốc Bến Lức - Long Thành (TP.HCM, Long An và Đồng Nai). 
Công trình này cũng qua sông Soài Rạp đi vào vùng đất huyện Cần Giờ, tuy nhiên chiếc cầu cũng như phần đường cao tốc không làm nhiệm vụ đường dẫn cũng như đường kết nối với huyện đảo Cần Giờ để phá thế trắc trở, liên kết vùng.

Quang Huy

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xây cầu Cần Giờ: Để qua sông hết phải “luỵ phà”