Hôm nay (11.1), TAND TP.HCM xét xử bị cáo Lê Thị Thanh Tuyền - cựu Chánh Thanh tra Sở Tài chính TP.HCM cùng 4 đồng phạm.

Xét xử cựu Chánh Thanh tra Sở Tài chính TP.HCM

Tú Viên | 11/01/2022, 17:09

Hôm nay (11.1), TAND TP.HCM xét xử bị cáo Lê Thị Thanh Tuyền - cựu Chánh Thanh tra Sở Tài chính TP.HCM cùng 4 đồng phạm.

Theo đó, 4 đồng phạm bị xét xử là Nguyễn Thị Loan (cựu Trưởng phòng GD-ĐT huyện Củ Chi); Phan Văn Duyệt (cựu Phó Giám đốc Cty TNHH MTV XD TM XNK Đông Phương - Cty Đông Phương); Lê Vũ Hồng Hạnh (cựu Giám đốc Cty Đông Phương) và Phan Văn Bình Tâm (cựu Giám đốc Công ty TNHH tư vấn xây dựng Tâm Phú Tài – Cty Tâm Phú Tài) về tội vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước, gây thất thoát, lãng phí gần 18 tỉ đồng.

sai-pham-o-cu-chi-1-8111.jpeg
Bị cáo Lê Thị Thanh Tuyền (áo đen) cùng 4 bị cáo khác liên quan vụ án sai phạm 7 trường học ở H.Củ Chi, TP.HCM - Ảnh: TN

Theo cáo trạng, vào 13.7.2016, Chủ tịch UBND huyện Củ Chi ban hành Quyết định thanh tra việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định năm 2016 của 7 trường học trên địa bàn huyện Củ Chi. Sau đó, kết luận thanh tra xác định có dấu hiệu sai phạm nên đã chuyển giao hồ sơ cho cơ quan công an điều tra làm rõ...

Kết quả điều tra của cơ quan tố tụng xác định, hiệu trưởng 7 trường học nêu trên đã ký thủ tục giao cho Cty Tâm Phú Tài thực hiện hợp đồng tư vấn, thiết kế; Cty Đông Phương thực hiện hợp đồng thi công, sửa chữa.

Thời điểm tháng 6.2016, 64 gói thầu của 7 trường học đều đã nghiệm thu, quyết toán. Trong đó, các hợp đồng tư vấn, thiết kế và hợp đồng thi công đều có nghiệm thu, thanh quyết toán cao hơn so với định mức được Bộ Xây dựng quy định.

Bà Lê Thị Thanh Tuyền khi đó làm trưởng Phòng tài chính - kế hoạch huyện Củ Chi, là người tham mưu cho UBND huyện về chi ngân sách. Bị cáo nắm rõ nhất các quy định về tài chính, chi phí cần sử dụng sửa chữa của các hạng mục, định mức của Bộ Xây dựng, là người trực tiếp đi khảo sát các trường học cùng với Phòng GD-ĐT huyện Củ Chi để duyệt các hạng mục cần sửa chữa.

Bà Tuyền cũng biết rõ tình trạng các hạng mục cần sửa chữa tại các trường, nhưng đã thẩm định và trình duyệt danh mục, kế hoạch sửa chữa, duyệt tổng mức đầu tư, dự toán sửa chữa các hạng mục của 7 trường học không có cơ sở pháp lý; không yêu cầu các trường học thực hiện các thủ tục theo đúng quy định về đầu tư xây dựng, duyệt danh mục, trong đó hầu hết các hạng mục đều được chia nhỏ để có dự toán giá trị dưới 500 triệu đồng để chỉ định thầu không phải đấu thầu.

Theo quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng nêu chủ đầu tư (các trường học) phải lập dự toán, xác định tổng mức đầu tư của từng gói thầu.

Tuy nhiên, các hiệu trưởng đã không lập dự toán, xác định tổng mức đầu tư của từng gói thầu và Phòng GD-ĐT, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Củ Chi không yêu cầu lập, mà chỉ dựa trên các biểu mẫu do Phan Văn Duyệt lập sai quy định, đơn giá đưa ra cao hơn so với định mức.

Ngoài 5 bị cáo, cáo trạng cũng nêu có 6 hiệu trưởng và 1 phó hiệu trưởng của 7 trường học liên quan trong vụ án này có dấu hiệu phạm tội. Tuy nhiên, sai phạm của những người này chưa đến mức xử lý hình sự, cơ quan điều tra không đề nghị xử lý hình sự mà đề nghị xử lý nghiêm về mặt hành chính.

Dự kiến phiên tòa kéo dài trong 2 ngày.

Bài liên quan
Nhiều tình tiết bất ngờ trong phiên tòa xét xử mẹ nữ sinh giao gà
Bị cáo Trần Thị Hiền (mẹ của nạn nhân trong vụ án “nữ sinh giao gà”) khẳng định không nợ tiền, không buôn bán ma túy với Toán, Công hay Hùng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xét xử cựu Chánh Thanh tra Sở Tài chính TP.HCM