Nếu như bé nhà bạn bỗng nhiên có triệu chứng bức rứt, đau đầu, khó chịu, nôn ói... thì hãy chú ý theo dõi bé và đề phòng căn bệnh xuất huyết não. Nhiều người nghĩ xuất huyết não chỉ xảy ra khi bé gặp tai nạn chấn thương ở vùng đầu, nhưng thực tế không hẳn vậy.

Xuất huyết não ở trẻ nhỏ

19/09/2014, 09:40

Nếu như bé nhà bạn bỗng nhiên có triệu chứng bức rứt, đau đầu, khó chịu, nôn ói... thì hãy chú ý theo dõi bé và đề phòng căn bệnh xuất huyết não. Nhiều người nghĩ xuất huyết não chỉ xảy ra khi bé gặp tai nạn chấn thương ở vùng đầu, nhưng thực tế không hẳn vậy.

Bệnh xuất phát từ một số bệnh lý bẩm sinh ở trẻ và cho đến thời điểm này vẫn chưa tìm được cách phòng ngừa cho trẻ như với người lớn.
Xuất huyết não ở trẻ em là bệnh tự phát với rất nhiều nguyên nhân nhưng 2 nguyên nhân thường gặp nhất ở căn bệnh này là do thiếu vitamin K đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi và đối với những bệnh nhi trên 6 tháng tuổi thường là do bẩm sinh hoặc những bất thường về mạch máu não. Bệnh có khả năng để lại di chứng và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không điều trị đúng cách và kịp thời. Để phần nào bảo vệ được sức khỏe của các bé, phụ huynh nên chú ý những triệu chứng bất thường ở trẻ. Sau đây là một số thông tin để bạn hiểu hơn về căn bệnh này:

Thiếu vitamin K

Nguyên nhân khiến cho trẻ thiếu vitamin K có thể do sinh thiếu tháng, sinh non hoặc không được tiêm vitamin K phòng ngừa. Để phòng ngừa thiếu vitamin K, trẻ thường được chích ngừa sau khi sinh. Nhưng cũng có một số trường hợp sau khi tiêm ngừa vitamin K trẻ vẫn có thể mắc phải xuất huyết não vì một nguyên nhân khác.

Xuat huyet nao o tre nho
Chích ngừa sau khi sinh để
phòng ngừa thiếu vitamin K

Do mắc phải các bệnh lý khác:

- Viêm mạch máu não

- Rối loạn đông máu

- Cơ địa bệnh lý tim mạch

- Các bệnh lý huyết học gây chảy máu não

- Bệnh lý Moya Moya (một căn bệnh vừa với phát hiện trong năm 2012)

Các dạng bệnh:

Bệnh xuất huyết não thường gặp nhất ở những trẻ từ 3 tuổi đến 10 tuổi. Biểu hiện bệnh thường xuất hiện ở 2 dạng:

Dạng 1- Chưa xuất huyết: Ở dạng này đa phần sẽ không có triệu chứng rất khó phát hiện. Trẻ sẽ thường than đau đầu, không thêm dấu hiệu nào khác như thời gian đau đầu có thể lúc ngắn lúc dài rồi hết đau nhưng tình trạng này có thể kéo dài nhiều tuần liền hoặc nhiều tháng khiến cho phụ huynh lầm tưởng trẻ chỉ bị đau đầu thông thường. Lâu dần trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện co giật, yếu liệt tứ chi, khiếm khuyết về thần kinh…

Dạng 2 - Đã xuất huyết: Ở dạng này biểu hiện của trẻ gần giống như ở người lớn. Tình trạng xuất huyết não sẽ diễn biến rất đột ngột. Tiến triển bệnh khiến bệnh phải nhập viện nhanh. Trẻ thường sẽ có biểu hiện như: đau đầu dữ dội, ói mữa, bỏ bú, bức rứt, quấy khóc, yếu liệt tứ chi, hôn mê sâu, động kinh.

Khuyến cáo

Nên nhập viện càng sớm càng tốt khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu trên. Vì đây là căn bệnh có nguy cơ đe dọa tính mạng bệnh nhi rất cao, nhất là trong những trường hợp bệnh nhi đã bị xuất huyết não.
Xuat huyet nao o tre nho

Trong trường hợp bệnh nhi nhập viện cấp cứu khi tình trạng bệnh đã tạm thời ổn định, bác sĩ điều trị sẽ bắt đầu thực hiện những phương pháp kiểm tra để tìm ra nguyên nhân nền dẫn đến tình trạng bệnh của trẻ như: chụp cắt lớp, chụp mạch máu não, MRI… Việc chẩn đoán bằng hình ảnh sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn về nguyên nhân và tình trạng bệnh của bệnh nhi và chọn phương pháp điều trị thích hợp nhất cho các bé.

Phương pháp điều trị

  • Phẫu thuật cấp cứu trong những trường hợp xuất huyết não đã lan rộng, có dấu hiệu tụt não.
  • Can thiệp nội mạch nhằm làm tắc các nhánh mạch máu não hoặc buộc túi phình động mạch gây ra xuất huyết.
  • Kẹp túi phình động mạch hoặc bóc toàn bộ khối dị dạng mạch máu não bằng kính hiển vi.
  • Xạ phẫu dao Grama trong những trường hợp dị dạng tĩnh mạch não nhỏ, có đường kính dưới 3cm nằm sâu và không thể can thiệp phẫu thuật mới dùng đến phương pháp này.

Xuất huyết não ở trẻ em khác đối với người lớn ở điểm là bệnh không có các để phòng ngừa nhưng có điểm chung là bệnh sẽ để lại di chứng cho bệnh nhi rất cao như:

  • Liệt nửa người
  • Động kinh
  • Không nói được do 1 phần não bị tổn thương (bị tổn thường ở phần ngôn ngữ)
  • Liệt các dây thần kinh sọ, có trường hợp bị tạm thời nhưng cũng có thể bị vĩnh viễn.
  • Bệnh nhi rơi vào tình trạng đời sống thực vật.
  • Bệnh nhi có thể tử vong khi tình trạng xuất huyết quá nặng.
  • Trẻ có thể mắc phải nhiều di chứng cộng lại hoặc chỉ một trong những di chứng trên. Nhưng cũng có những trường hợp may mắn sau khi điều trị trẻ khỏe mạnh lại bình thường và không mang theo bất kỳ một di chứng nào.
  • Để hạn chế gặp phải những di chứng trên bệnh nhi cần được chẩn đoán, điều trị sớm, đúng và kịp thời.

Hải Nam

Tư vấn chuyên môn: Bác sĩ Đặng Đỗ Thanh Cần, Trưởng khoa ngoại thần kinh

Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP. HCM


Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
35 phút trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xuất huyết não ở trẻ nhỏ