Ước tính hết tháng 12, Việt Nam có thể đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ở mức gần bằng mục tiêu của Quốc hội đã đề ra (xấp xỉ 10%).

Xuất khẩu năm 2015 gần đạt mục tiêu Quốc hội đề ra

Một Thế Giới | 22/12/2015, 06:01

Ước tính hết tháng 12, Việt Nam có thể đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ở mức gần bằng mục tiêu của Quốc hội đã đề ra (xấp xỉ 10%).

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, ước tính hết tháng 12, Việt Nam có thể đạt được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ở mức gần bằng so với mục tiêu của Quốc hội đã đề ra (xấp xỉ gần 10%). 

Bên cạnh đó, nhập siêu cũng được kiểm soát theo chỉ tiêu Quốc hội đã yêu cầu trong khoảng 5% kim ngạch xuất khẩu.

Thông tin trên được Thứ trưởng Trần Tuấn Anh đưa ra tại tọa đàm Xuất nhập khẩu Việt Nam 2015 do Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương tổ chức ngày 21.12 tại Hà Nội.

Theo Thứ trưởng, năm 2015, Việt Nam đã kết thúc đàm phán nhiều hiệp định thương mại tự do quan trọng như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu, Hàn Quốc… Điều này có ý nghĩa quan trọng khi tạo ra nhiều cơ hội để thúc đẩy, phát triển thương mại của Việt Nam.

Bên cạnh đó, theo Thứ trưởng, Việt Nam cũng là quốc gia luôn tích cực ủng hô xu hướng tăng cường liên kết khu vực cũng như quốc tế để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển. Trong năm qua, Việt Nam cũng đã nỗ lực rất lớn để thúc đẩy thương mại nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng.

Song song đó, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến hết tháng 11.2015 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam đã đạt trên 9%. Tốc độ nhập siêu được kiểm soát ở mức dưới 3 tỉ USD. Nhịp độ của tăng trưởng xuất khẩu đang có những cải thiện tích cực.

Ông Trần Tuấn Anh nhận định, trong bối cảnh nhiều quốc gia có sự sụt giảm tăng trưởng của xuất nhập khẩu như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan… thì Việt Nam vẫn đạt được kết quả trên là khả quan.

Để giữ vững tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2016, giải pháp mà Bộ Công thương đưa ra là tập trung khai thác, phát huy hết các cơ hội của thị trường, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp và các mặt hàng có điều kiện cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời cần tiếp tục hoàn thiện các thể chế về chính sách, hỗ trợ cho doanh nghiệp, lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp, người dân, tiếp cận kịp thời hơn để tăng cường hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Mặt khác, theo Thứ trưởng, năm qua thị trường thế giới có những diễn biến phức tạp, nhu cầu của thị trường thế giới giảm do kinh tế phục hồi chậm đã ảnh hưởng đến một số mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu như nông, lâm, thủy sản, dầu thô, than đá… của Việt Nam.

“Những mặt hàng này trong thời gian qua có sự sụt giảm rất sâu về giá cũng như lượng xuất khẩu đã dẫn đến những tác động tiêu cực đến năng lực xuất khẩu của Việt Nam” - ông Trần Tuấn Anh chia sẻ.

Hoàng Long
Bài liên quan
Chính sách thuế của ông Trump sẽ tác động đến xuất khẩu cá tra Việt Nam
Với tôn chỉ "Nước Mỹ trên hết" hay là "Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại" và tập trung vào phát triển kinh tế, các chính sách của chính quyền Trump sẽ có tác động đến Việt Nam, trong đó có ngành xuất khẩu cá tra.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
12 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xuất khẩu năm 2015 gần đạt mục tiêu Quốc hội đề ra