Vắc xin COVID-19 được phát triển chưa tới 1 năm, trong khi đây là 1 tác nhân có rất nhiều biến chủng, do đó rất khó để đòi hỏi độ an toàn tuyệt đối.

Ý nghĩa việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 dưới góc độ khoa học: Cái gì cũng có tính 2 mặt

A.T (ghi) | 15/03/2021, 16:27

Vắc xin COVID-19 được phát triển chưa tới 1 năm, trong khi đây là 1 tác nhân có rất nhiều biến chủng, do đó rất khó để đòi hỏi độ an toàn tuyệt đối.

Tính đến sáng 15.3, cả nước đã ghi nhận 12 trường hợp phản ứng phản vệ độ 2 sau tiêm vắc xin COVID-19 của AstraZeneca tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM; Bệnh viện Dã chiến Gia Lai và tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp - Hải Phòng cơ sở 2, với các biểu hiện như: Nổi mề đay, ngứa, phù mạch tại chỗ tiêm, khó thở (có tiền sử hen phế quản)... Tất cả các trường hợp phản ứng sau tiêm này đều được xử trí kịp thời và sức khỏe đã ổn định trong vòng 1 ngày sau đó.

Riêng trong ngày 14.3, đã ghi nhận 1 trường hợp được chẩn đoán sốc phản vệ độ 3 với dấu hiệu ban đầu sốt, rét run kèm theo co quắp, tê bì tay xuất hiện 8 giờ sau tiêm. Trường hợp này đã được phát hiện và xử trí kịp thời theo đúng quy định, hiện tại sức khoẻ cũng đã ổn định.

Thực ra ngay từ khi có thông tin về tiêm vắc xin thì đã có những băn khoăn từ người dân về việc tiêm hay không tiêm vắc xin. COVID-19 thì ai cũng e ngại nhưng tiêm vắc xin thì không ít người lại xuất hiện tâm lý lo lắng: sợ phản ứng của vắc xin, sợ độ an toàn của vắc xin, sợ vắc xin không hiệu quả và đa phần muốn chờ nhiều người tiêm không việc gì thì mình hãy thử.

Chúng tôi xin đăng một số ý kiến chúng tôi ghi nhận được.

Kỳ vọng đối với vắc xin

Thứ nhất, phải bảo vệ người tiêm đối với tác nhân gây bệnh. Nghĩa là khi tiêm vắc xin sẽ giúp không bị ảnh hưởng bởi những tác động nặng nề của tác nhân gây bệnh. Điều này chỉ có ý nghĩa lớn với các tác nhân nguy hiểm như:

-Có độc lực cao (nhiễm là khả năng tử vong cao như bại liệt, uống ván…).

-Để lại di chứng nặng nề (như đậu mùa…).

-Gây bệnh mạn tính (nhiễm là không hết như vi rút viêm gan B…).
Thứ hai, phải an toàn.

Do đó, nếu 1 tác nhân không có độc lực cao, không để lại di chứng nặng nề và không gây bệnh mạn tính thì vắc xin không còn nhiều ý nghĩa. Giống như cúm mùa, không nhiều người quan tâm tiêm vắc xin phòng cúm mùa. Thực sự chỉ khi xuất hiện COVID thì nhiều người, kể cả những người có liên quan đến ngành y tế, mới tìm hiểu và biết về sự tồn tại của vắc xin này.

COVID-19 không phải là tác nhân có độc lực cao, không để lại di chứng nặng nề và không gây bệnh mạn tính theo như đề cập ở trên. Do đó, kỳ vọng thứ nhất về vắc xin COVID không còn ý nghĩa và kỳ vọng thứ hai trở thành quan trọng, tức là phải an toàn. Nếu không an toàn thì tiêm vắc xin nguy hiểm hơn để tự nhiên vì tiêm vắc xin là cố ý đưa nguy cơ vào cơ thể, còn để tự nhiên thì chưa chắc nhiễm, và nếu nhiễm thì chưa chắc có các tác động nặng nề.

Đến nay, số ca mắc COVID do lây nhiễm trong nước tại Việt Nam là 1585 trên gần 98 triệu dân (tỷ lệ ~0.00162%, một tỷ lệ rất nhỏ). Trong số các ca nhiễm thì chỉ xảy ra tử vong với những người bị bệnh lý nền trong đợt dịch 2, còn trong đợt dịch 3 này, tuy là nhiễm chủng được cho là có độc lực cao hơn nhưng chưa có ai tử vong và hơn 80% không có triệu chứng.

Tùy vào tác nhân gây bệnh mà thời gian phát triển vắc xin nhanh hay chậm. Tuy nhiên, đến nay chưa có loại vắc xin nào mà phát triển dưới 5 năm, thông thường là 7-8 năm, có những loại lên đến 12-15 năm, chỉ có vắc xin quai bị là cá biệt 4 năm. Vắc xin COVID-19 được phát triển chưa tới 1 năm, trong khi đây là 1 tác nhân có rất nhiều biến chủng, do đó rất khó để đòi hỏi độ an toàn tuyệt đối.

Như vậy, với cả 2 kỳ vọng của vắc xin thì vắc xin COVID đều không đáp ứng một cách hoàn toàn. Tuy nhiên, vì COVID độc hơn cúm mùa một chút và đặc biệt là khả năng lây nhiễm của COVID rất cao, làm cho xác suất COVID “hỏi thăm” người có bệnh nền, có sức đề kháng yếu tăng lên và có thể gây tử vong với nhóm người "yếu" này.

Theo WHO, cúm mùa gây tử vong 250.000-650.000 người mỗi năm.
Thực ra, mọi việc đều có tính 2 mặt, không có việc gì là chỉ có lợi hoặc chỉ có hại, quan trọng là tùy vào mục đích mà chấp nhận thiệt hại ở mức độ nào. Vắc xin COVID ở đây cũng vậy, tại thời điểm này, chấp nhận rủi ro về tính an toàn, tiêm vắc xin để đạt được mục đích miễn dịch cộng đồng, đẩy lùi đại dịch, phát triển kinh tế, đưa cuộc sống của người dân trên toàn thế giới trở lại bình thường…

Vắc xin có ngăn chặn lây nhiễm COVID-19?

Theo GS Nguyễn Văn Tuấn thuộc Viện nghiên cứu Y khoa Garvan, Úc về vấn đề tiêm vắc xin COVID-19, đồng thời là một nhà khoa học y khoa chuyên về dịch tễ học và di truyền loãng xương: 

Một hiểu lầm phổ biến nhất hiện nay là cứ tiêm vắc xin xong là có thể ngăn chặn hiệu quả lây nhiễm COVID-19 từ người khác. Nhưng sự thật khoa học thì không hẳn vậy, vì không có vắc xin hiện hành nào có thể ngăn chặn sự lan lây của COVID-19.

Thử tưởng tượng một tình huống như sau: bạn đã được tiêm vắc xin để phòng ngừa vi rút, nhưng chính bạn có khi lại là người lây truyền vi rút cho người khác. Tình huống đó chưa xảy ra, nhưng về lí thuyết thì có thể xảy ra. Vắc xin có hiệu quả ngăn chặn không cho phát sanh triệu chứng, nhưng vắc xin có thể không ngăn được sự lan truyền của vi rút. Ngay cả bạn được tiêm vắc xin, nhưng người khác vẫn có thể lây truyền vi rút sang cơ thể bạn, vì vắc xin cũng có thể không ngăn chận được sự xâm nhập của vi rút.

Để hiểu vấn đề, GS Tuấn giải thích: Khoảng 50% (có nghiên cứu báo cáo là 40%) các bệnh nhân bị nhiễm tiêm vắc xin gây COVID-19 không biểu hiện triệu chứng. Những bệnh nhân không có triệu chứng này có khả năng lây lan cho người khác. Đường lây lan thường qua mũi và miệng, bởi vì 'viral load' của vi rút SARS-CoV-2 'toạ lạc' ở mũi và miệng. Điều này có nghĩa là chúng dễ lây lan sang người khác qua các hình thức như hắt hơi và hỉ mũi chẳng hạn. Hai câu hỏi quan trọng đặt ra là:

Thứ nhất, nếu người bệnh (bị nhiễm) không có triệu chứng được tiêm vắc xin thì vắc xin có ngăn chặn người bệnh lây cho người khác?

Thứ hai, nếu người không bị bệnh được tiêm vắc xin, và người này bị phơi nhiễm (như tiếp xúc với người bị nhiễm vi rút) thì vắc xin có ngăn chận vi rút xâm nhập cơ thể?

Câu trả lời cho 2 câu hỏi trên là: không. Bằng chứng khoa học hiện nay là vắc xin hiện hành không ngăn chận được lây nhiễm và có lẽ cũng không chặn vi rút xâm nhập cơ thể.

Điều cần phải ghi nhận là (cho đến nay) chưa có vắc xin nào có thể ngăn ngừa vi rút xâm nhập cơ thể chúng ta, hay ngăn chận sự lây lan của vi rút. Có một nghiên cứu từ Israel cho rằng vắc xin có thể ngăn chận vi rút, nhưng vì số lượng ít và thiết kế chưa tốt nên rất khó nói đó là do vắc xin.

Vậy hiệu quả của vắc xin hiện hành (Pfizer, Moderna, Oxford) là gì? Tất cả 3 vắc xin này chỉ có hiệu quả ngăn triệu chứng và bảo vệ (protection) chống lại tình trạng nhiễm vi rút nặng (severe COVID). Nhiễm nặng có nghĩa là phải nhập viện và thở máy. Các vắc xin này có hiệu quả 100% chống lại nhiễm nặng.

Tuy rằng vắc xin không ngăn chặn vi rút lây nhiễm cho người khác và không chận được vi rút, nhưng nó vẫn là giải pháp tốt nhứt hiện nay. Vắc xin sẽ không làm cho dịch COVID-19 biến mất một sớm một chiều, nhưng nó có thể giúp giảm gánh nặng y tế và giảm nguy cơ tử vong cho bệnh nhân bị nhiễm.

Hiện nay, vắc xin đang khá khan hiếm, những người có thể trạng tốt, khỏe mạnh cần ưu tiên cho người có nguy cơ cao. Quan trọng nhất là luôn tuân thủ biện pháp 5K để bảo vệ mình và cộng đồng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ý nghĩa việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 dưới góc độ khoa học: Cái gì cũng có tính 2 mặt