Tất cả chúng ta đều mong muốn các bé có một tinh thần vui tươi, háo hức đối với lần đầu tiên đến lớp. Tuy nhiên, tâm lý của các bé lúc đầu thường rất lo sợ việc đến trường. Để khuyến khích trẻ đi học, bước đầu tiên là phải xác định được nỗi sợ của bé. Dưới đây là 10 lý do khiến trẻ sợ đến trường.

10 lý do khiến trẻ sợ đến trường

Một Thế Giới | 26/05/2015, 15:44

Tất cả chúng ta đều mong muốn các bé có một tinh thần vui tươi, háo hức đối với lần đầu tiên đến lớp. Tuy nhiên, tâm lý của các bé lúc đầu thường rất lo sợ việc đến trường. Để khuyến khích trẻ đi học, bước đầu tiên là phải xác định được nỗi sợ của bé. Dưới đây là 10 lý do khiến trẻ sợ đến trường.

Hoàn cảnh mới
Khi đối mặt với việc lần đầu bước vào một lớp học mới hoặc một ngôi trường mới, trẻ em thường sẽ cảm thấy lo lắng. Nhà tâm lý học Erin L. Enyart giải thích nguyên nhân của hiện tượng này là vì khi các bé chưa biết rõ chính xác điều gì sẽ xảy ra nên các bé sẽ cảm thấy sợ hãi. Trong trường hợp này, hãy động viên các bé rằng mọi người đều cảm thấy như vậy khi ở trong một hoàn cảnh mới, và hãy để bé có thời gian để nhìn nhận và đánh giá. Các bé sẽ nhanh cảm thấy thoải mái và thích nghi hơn sau đó. Nếu có thể, cha mẹ nên sắp xếp lại lịch làm việc của mình để dành thêm chút thời gian ở bên con đặc biệt là ngay sau giờ tan học trong những ngày đầu trẻ đến trường.

Thất bại
Các bé thường hay lo lắng việc học tập sẽ trở nên quá khó khăn và chúng sẽ không thể theo kịp hoặc không biết trả lời khi bị gọi tên trên lớp. Hãy nhắc nhở các bé rằng mọi người đều có thể mắc sai lầm và sau đó động viên khen ngợi những nỗ lực của bé.

Sợ làm bài kiểm tra
Nhiều trẻ em mắc chứng sợ các bài kiểm tra. Tâm lý sơ hãi này thường diễn ra trước các kỳ kiểm tra và khiến trẻ không làm được bài. Cách để giúp bé vượt qua là cha mẹ phải giúp các bé học tập để các bé cảm nhận được mình đã có sự chuẩn bị tốt. Luôn nhắc nhở cho bé về những kiến thức đã học và chúng ta tự tin rằng các bé có thể làm tốt được.

Những lo lắng xã hội
Trẻ em luôn lo lắng về việc hòa nhập, kết bạn, về những gì người khác nghĩ về chúng, sợ bị bỏ rơi, bị trêu chọc. Chúng ta cần khuyến khích trẻ tập đối mặt hơn là né tránh các tình huống xã hội, chỉ cho các bé cách kết bạn ở trường học. Theo Hiệp hội Quốc Gia Tâm lý học học đường của Mỹ (NASP), việc dạy cho trẻ các kỹ năng xã hội, kỹ năng giải quyết vấn đề và xung đột sẽ hỗ trợ rất nhiều cho tinh thần của trẻ em.

Thành tích học tập
Nhiều trẻ em luôn lo lắng về việc liệu chúng có thể mang lại sự hãnh diện bằng cách đạt được tất cả điểm A cho môn toán học hay chỉ duy trì được mức điểm trung bình nhất định. Chúng ta cần cho trẻ biết rằng điều chúng ta không mong đợi một sự hoàn hảo từ các bé.

Căng thẳng
Một số trẻ em có tâm lý lo lắng hoặc căng thẳng khi chúng cảm thấy môi trường học không có tổ chức hoặc những mong đợi của lớp học là vô lý. NASP khuyên rằng cha mẹ có thể giúp trẻ học cách xây dựng hướng giải quyết đối với những tình huống thách thức bằng cách cùng trẻ nói chuyện về vấn đề lo lắng và đưa ra phương án giải quyết.

Hoạt động nhóm
Đôi khi, trẻ gặp khó khăn trong việc tham gia vào các đội nhóm như đội cổ động, đội văn nghệ, đội kịch hay đơn giản chỉ là đội bóng đá trong giờ giải lao. Lúc này việc cha mẹ nên làm là cho các bé biết rằng điều qan trọng là không phải ai cũng luôn thành công. Có rất nhiều cơ hội để các bé có thể tham gia hoạt động đội, nhóm. Việc quan trọng là nên thực hành các trò chơi cùng nhau để trẻ có kỹ năng tốt cho sự lựa chọn của chúng.

Áp lực từ bạn bè
Trẻ em luôn muốn hòa hợp với bạn bè, vì vậy chúng hay lo lắng về việc bạn cùng lớp nghĩ gì về chúng. Hãy khuyến khích trẻ nói về những lo lắng ấy. NASP cho rằng cha mẹ cần phải lắng nghe trẻ, nhưng thay vì nhảy vào và giải quyết hết các rắc rối cho bé, thì hãy hành động bằng chác hướng chúng đến suy nghĩ và gợi mở những hướng giải quyết. Để trẻ tự lập trong việc giải quyết lo lắng của mình cũng là cách giáo dục rất tốt.

Bị bắt nạt
Một điều cực kỳ gây khó chịu đối với các bé là khi chúng sợ bị ai đó trong trường bắt nạt. Vấn đề này cần được quan tâm nghiêm túc. Chúng ta hãy giải thích cho trẻ hiểu rằng những kẻ bắt nạt người khác sẽ thấy chúng trở nên mạnh hơn khi nhìn thấy sự yếu đuối từ các bé. Vì vậy, để kẻ bắt nạt không đạt được mong muốn, khi đối đầu với chúng các bé cần phải mạnh mẽ và lạnh lùng hơn. Hãy học cách đối mặt với những lời trêu chọc, học cách lờ chúng đi và trưởng thành hơn.

Hoàn cảnh gia đình
Theo trang Web Kidshealth.org, đôi khi nguyên nhân khiến trẻ không muốn đến trường không phải là do các vấn đề trường học mà đến từ chính gia đình. Có thể chúng thực sự nghĩ rằng không có việc gì để làm ở trường. Chúng cảm thấy chúng cần ở nhà hơn bởi vì bố mẹ đang bị stress hoặc trầm cảm, hoặc vì một lý do nào đó ảnh hưởng đến gia đình. Trong trường hợp này, câu trả lời nằm ở việc giải quyết các vấn đề gia đình.
Với 10 lý do khiến trẻ sợ đến trường đã liệt kê trên, cha mẹ có thể phối hợp cùng nhà trường để giúp trẻ. Nếu những lo lắng này của trẻ phát sinh trong năm học, hãy thông báo cho giáo viên của bé biết. Ở hầu hết các trường, nhân viên tư vấn, nhân viên xã hội hoặc các chuyên gia tâm lý học đường sẽ dành thời gian nói chuyện và giúp trẻ vượt qua những nỗi sợ hãi này.

Tiểu Vi (theo Education)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Dứt khoát không để các dự án giao thông trọng điểm chờ cát, thiếu cát
Chủ trì cuộc làm việc về giải quyết vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm phía nam, chiều 11.5, tại TP.Vĩnh Long, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu gắn trách nhiệm cụ thể của các cấp, các ngành, từ Trung ương tới địa phương trong triển khai phương án, kế hoạch bảo đảm vật liệu san lấp đã được xác định, "thủ tục ở cấp nào phải chủ động ở cấp đấy".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
10 lý do khiến trẻ sợ đến trường