Có rất nhiều điểm chung giữa những quốc gia được bình chọn là "hạnh phúc nhất thế giới". Và một trong số đó là bảo đảm quyền lợi của cộng đồng LGBT (đồng tính, song tính & chuyển giới).

10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới đều bảo đảm quyền của người LGBT

Chí Thiện | 31/03/2019, 06:09

Có rất nhiều điểm chung giữa những quốc gia được bình chọn là "hạnh phúc nhất thế giới". Và một trong số đó là bảo đảm quyền lợi của cộng đồng LGBT (đồng tính, song tính & chuyển giới).

Liên Hiệp Quốc vừa công bố Báo cáo chỉ số hạnh phúc thế giới năm 2019 do Mạng lưới giải pháp phát triển bền vững (Sustainable Development Solutions Network) thực hiện. Theo đó, 156 quốc gia đã được đánh giá dựa trên 6 yếu tố: thu nhập bình quân đầu người, sự tin tưởng, tuổi thọ, phúc lợi xã hội, sự tự do và tính hào phóng.

10 cái tên đứng đầu là Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy, Iceland, Hà Lan, Thụy Sĩ, Thụy Điển, New Zealand, Canada và Úc. Mặc dù không được liệt kê trong tiêu chí thế nhưng 10 quốc gia này trùng hợp có điểm chung là sở hữu đầy đủ các bộ luật bảo đảm quyền bình đẳng của cộng đồng LGBT.

Thụy Sĩ là ngoại lệ duy nhất khi chưa hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới mà thay vào đó là hình thức kết hợp dân sự. Các cặp đôi đồng giới cũng không thể nhận con nuôi chung nhưng có thể lách luật bằng cách nhận con riêng.

Phần Lan có quy định người chuyển giới nếu muốn thay đổi giới tính hợp pháp phải triệt sản. Rất nhiều tổ chức nhân quyền đã phản đối quy định này và tình hình có lẽ sẽ sớm thay đổi.

Đặc biệt, 10 quốc gia này đều nắm giữ những thứ hạng cao trong bảng báo cáo Spartacus Gay Travel Index 2019 thể hiện độ thân thiện và môi trường an toàn đối với khách du lịch thuộc cộng đồng LGBT, ngoại trừ Thụy Sĩ – vốn đứng ở hạng 17.

Phần Lan

Phi hình sự hóa đồng tính luyến ái: từ năm 1972.

Luật chuyển giới: Có, nhưng sau khi phải triệt sản.

LGBT trong quân đội: Cho phép.

Luật chống kỳ thị LGBT: Có.

Quyền nhận con nuôi của các cặp đôi đồng giới: Có.

Hôn nhân đồng giới: Có.

Đan Mạch

Phi hình sự hóa đồng tính luyến ái: từ năm 1933.

Luật chuyển giới: Có.

LGBT trong quân đội: Cho phép, trừ người chuyển giới.

Luật chống kỳ thị LGBT: Có.

Quyền nhận con nuôi của các cặp đôi đồng giới: Có.

Hôn nhân đồng giới: Có.

Na Uy

Phi hình sự hóa đồng tính luyến ái: từ năm 1972.

Luật chuyển giới: Có.

LGBT trong quân đội: Cho phép.

Luật chống kỳ thị LGBT: Có, bao gồm cả luật dành riêng cho người lưỡng tính (intersex).

Quyền nhận con nuôi của các cặp đôi đồng giới: Có.

Hôn nhân đồng giới: Có.

Iceland

Phi hình sự hóa đồng tính luyến ái: từ năm 1940.

Luật chuyển giới: Có.

LGBT trong quân đội: Không có quân đội.

Luật chống kỳ thị LGBT: Có.

Quyền nhận con nuôi của các cặp đôi đồng giới: Có.

Hôn nhân đồng giới: Có.

Hà Lan

Phi hình sự hóa đồng tính luyến ái: từ năm 1811.

Luật chuyển giới: Có.

LGBT trong quân đội: Cho phép.

Luật chống kỳ thị LGBT: Có.

Quyền nhận con nuôi của các cặp đôi đồng giới: Có.

Hôn nhân đồng giới: Có.

Thụy Sĩ

Phi hình sự hóa đồng tính luyến ái: từ năm 1942.

Luật chuyển giới: Có.

LGBT trong quân đội: Cho phép.

Luật chống kỳ thị LGBT: Có.

Quyền nhận con nuôi của các cặp đôi đồng giới: Không, nhưng có thể nhận con riêng.

Hôn nhân đồng giới: Không, nhưng có kết hợp dân sự.

Thụy Điển

Phi hình sự hóa đồng tính luyến ái: từ năm 1994.

Luật chuyển giới: Có.

LGBT trong quân đội: Cho phép.

Luật chống kỳ thị LGBT: Có.

Quyền nhận con nuôi của các cặp đôi đồng giới: Có.

Hôn nhân đồng giới: Có.

New Zealand

Phi hình sự hóa đồng tính luyến ái: từ năm 1986.

Luật chuyển giới: Có.

LGBT trong quân đội: Cho phép.

Luật chống kỳ thị LGBT: Có

Quyền nhận con nuôi của các cặp đôi đồng giới: Có.

Hôn nhân đồng giới: Có.

Canada

Phi hình sự hóa đồng tính luyến ái: từ năm 1969.

Luật chuyển giới: Có.

LGBT trong quân đội: Cho phép.

Luật chống kỳ thị LGBT: Có.

Quyền nhận con nuôi của các cặp đôi đồng giới: Có.

Hôn nhân đồng giới: Có.

Úc

Phi hình sự hóa đồng tính luyến ái: từ năm 1971.

Luật chuyển giới: Có.

LGBT trong quân đội: Cho phép.

Luật chống kỳ thị LGBT: Có.

Quyền nhận con nuôi của các cặp đôi đồng giới: Có.

Hôn nhân đồng giới: Có.

Mai Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới đều bảo đảm quyền của người LGBT