Hàng nghìn khán giả lấp kín sân khấu trên phố đi bộ Nguyễn Huệ để theo dõi chương trình “Biểu diễn và tôn vinh 100 năm nghệ thuật sân khấu cải lương hình thành và phát triển” vào tối 13.1.

‘100 năm sân khấu cải lương’ níu chân hàng nghìn khán giả trên phố Nguyễn Huệ

Sơn Phạm | 14/01/2019, 10:57

Hàng nghìn khán giả lấp kín sân khấu trên phố đi bộ Nguyễn Huệ để theo dõi chương trình “Biểu diễn và tôn vinh 100 năm nghệ thuật sân khấu cải lương hình thành và phát triển” vào tối 13.1.

Đêm kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển sân khấu cải lương đã khẳng định được sức sống mãnh liệt của loại hình nghệ thuật xuất thân từ quần chúng và tạo nhiều thành tựu vẻ vang khi níu chân hàng nghìnkhán giả đến tận khuya.

Một loạt tên tuổi sân khấu nổi tiếng như Minh Vương, Lệ Thủy, Ngọc Giàu, Thanh Tuấn, Hồng Nga, Trọng Hữu, Thanh Điền, Thanh Kim Huệ, Thoại Miêu, Tuấn Thanh, Lê Thiện… cùng xuất hiện khiến khán giả xuýt xoa vỗ tay không ngớt. Trong đêm diễn, khán giả cùng thưởng thức những bài ca cổ, những trích đoạn ca ngợi lịch sử chống giặc ngoại xâm mà các nghệ sĩ đã thể hiện bằng tinh thần sáng tạo và niềm đam mê mãnh liệt đối với sân khấu cải lương.

Nghệ sĩ Minh Vương và Lệ Thủy trong tiết mục Bánh bông lan

Cứ thế, đêm diễn dẫn dắt cảm xúc của khán giả đi qua từng giai đoạn lịch sử của cải lương, từ khi hình thành và ra mắt vở cải lương vào năm 1918 đến nay. Nhiều tên tuổi lừng lẫy của bộ môn nghệ thuật này như Năm Châu, Phùng Há, Năm Phỉ, Bảy Nam, Bảy Nhiêu, Ba Vân, Út Trà Ôn, Kim Cúc, Ngọc Giàu, Bạch Tuyết, Diệp Lang, Tấn Tài, Lệ Thủy, Thanh Sang, Thanh Nguyệt, Phượng Liên, Mỹ Châu, Bảo Quốc… được trân trọng nhắc đến.

Dàn nghệ sĩ thăng hoa trên sân khấu

Những dấu mốc quan trọng của cải lương cũng được tái hiện, như giải thưởng Thanh Tâm, giải thưởng Trần Hữu Trang - những giải thưởng phát hiện những tài năng sáng chói của sân khấu cải lương; và đặc biệt là hồi ức bi tráng về những nghệ sĩ đã chịu thương tật vĩnh viễn khi lựu đạn nổ trên sân khấu trong lúc đang diễn Lấp sông Gianh - vở diễn ca ngợi lòng yêu nước và khát khao thống nhất non sông diễn năm 1955 tại rạp Nguyễn Văn Hảo (Sài Gòn) đã khiến khán giả rưng rưng xúc động…

Có 11 gia tộc cải lương, 30 nghệ sĩ, nghệ nhân tiêu biểu đã được vinh danh. 8 trích đoạn cải lương do 8 đơn vị xã hội hóa đang “sáng đèn” hoạt động tại TP.HCM được biểu diễn liền mạch với khí thế hào sảng, giọng ca ngọt lịm, cùng điệu bộ diễn xuất cuốn hút đã giúp khán giả thêm yêu quý loại hình nghệ thuật đặc sắc mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc này.

Đêm giao lưu, tôn vinh được truyền hình trực tiếp trên kênh HTV1 vàHTV9. Tổng đạo diễn chương trình: NSƯT Hoa Hạ, kịch bản: soạn giả Hoàng Song Việt. Chương trình sẽ được giản lược và diễn thêm đêm 14.1 để phục vụ rộng rãi công chúng tại phố đi bộ.

Sơn Phạm - Ảnh Huy Khôi
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
30 phút trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘100 năm sân khấu cải lương’ níu chân hàng nghìn khán giả trên phố Nguyễn Huệ