Có rất ít lý do để ăn mừng và tiệc tùng nếu như bạn là cư dân New York vào thập niên 1970. Bạo lực leo thang, tội phạm khắp nơi, mọi bức tường đều bị vấy bẩn bởi graffiti và biểu tình thì diễn ra gần như hằng ngày. Tuy nhiên, những ngày cuối tuần lại mang đến một New York hoàn toàn khác. Các hộp đêm tại khu Manhattan chính là thiên đường khoái lạc đích thực và là nơi mà hàng triệu người đã tiêu tốn khoản thu nhập kiếm được để vui chơi, giải trí.

Khám phá hộp đêm nổi tiếng nhất New York vào thập niên 1970

Chí Thiện | 13/01/2019, 19:54

Có rất ít lý do để ăn mừng và tiệc tùng nếu như bạn là cư dân New York vào thập niên 1970. Bạo lực leo thang, tội phạm khắp nơi, mọi bức tường đều bị vấy bẩn bởi graffiti và biểu tình thì diễn ra gần như hằng ngày. Tuy nhiên, những ngày cuối tuần lại mang đến một New York hoàn toàn khác. Các hộp đêm tại khu Manhattan chính là thiên đường khoái lạc đích thực và là nơi mà hàng triệu người đã tiêu tốn khoản thu nhập kiếm được để vui chơi, giải trí.

Cuối thập niên 1970 là thời kỳ hoàng kim của dòng nhạc disco, được thống trị bởi những “nữ hoàng disco” như Donna Summers, Gloria Gaynor, Diana Ross và các ban nhạc như Bee Gees, ABBA, Boney M… Bên cạnh đó, phong trào hippie cũng đang gây ra tác động sâu sắc đến giới trẻ. Âm nhạc sôi động cộng thêm tư tưởng giải phóng bản thân là một sự kết hợp trên cả tuyệt vời. Chưa hết, Mỹ vừa rút quân khỏi Việt Nam và AIDS vẫn chưa trở thành đại dịch.

Nếu nhắc đến nhạc disco thì không thể không nhắc đến những hộp đêm. Và danh hiệu hộp đêm nổi tiếng nhất khi ấy thuộc về Studio 54 – một điểm đến mà nay đã trở thành huyền thoại trong giới ăn chơi về đêm ở New York.

Được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng người Ý Eugene De Rosa, Studio 54 ban đầu là một nhà hát được đặt theo tên của chủ sở hữu – doanh nhân Fortune Gallo. Năm 1943, kênh CBS mua lại để làm nơi phát sóng radio và đổi tên thành Studio 52.

Năm 1977, Steve Rubell và Ian Schrager tiếp quản tòa nhà rồi đổi tên thành Studio 54, lấy cảm hứng từ con đường 54 mà nó tọa lạc. Cả hai chỉ mất 6 tuần để biến nhà hát này thành hộp đêm sang trọng bậc nhất khu Manhattan với kinh phí kỷ lục 400.000 USD. Trước đó, các hộp đêm thường rất tối nhưng Studio 54 sở hữu hệ thống đèn chiếu độc đáo có thể thắp sáng khắp mọi nơi và đa dạng về màu sắc.

Nhiếp ảnh gia Meryl Meisler là một trong những người từng thường xuyên lui tới Studio 54 và đã chụp lại nhiều tấm ảnh đáng giá giúp tái hiện một giai đoạn thú vị trong lịch sử đương đại Mỹ. “Lúc đó, tôi là một cô gái trẻ thích ra ngoài vào ban đêm và thật sự đã có những khoảng thời gian rất vui vẻ”, bà nói với tờ Daily Mail.

Theo Meryl Meisler, các buổi tiệc của thập niên 1970 luôn theo chủ đề và đòi hỏi khách tham gia phải ăn mặc đúng yêu cầu như một cách hiệu quả để thúc đẩy sự rung cảm của chủ nghĩa khoái lạc.

Đặc biệt, Studio 54 có nhiều khách hàng trung thành là những ngôi sao nổi tiếng. Meryl nói rằng cô hay bắt gặp đạo diễn Andy Warhol và nữ ca sĩ Grace Jones. Thế nhưng danh sách dài hơn như thế với Elton John, Michael Jackson, Liza Minelli, Mick Jagger, Elizabeth Taylor, Calvin Klein, Dolly Parton, Diana Ross, Robin Williams, Karl Lagerfield, Cher, Bruce Jenner, Allan Carr, David Bowie, Woody Allen, Drew Barrymore, Freddie Mercury, Tina Turner, Debbie Harry…

Không khó để nhận ra vài cái tên trong số đó là người LGBT (đồng tính, song tính & chuyển giới). Bởi vì Studio 54 luôn được xem là nơi tụ tập người đồng tính đông nhất lúc ấy.

Đạo diễn Andy Warhol (giữa)

''Bạn biết đấy, một khi đã vào Studio 54 hoặc các hộp đêm khác, những ngôi sao nổi tiếng cũng giống như người bình thường. Bạn bắt gặp họ khá thường xuyên. Và ai cũng giống như ai”, Meryl Meisler nói. ''Bạn tôi sẽ đá vào chân tôi khi thấy người nổi tiếng nhưng đó chưa bao giờ là niềm đam mêcủa tôi.Tôi không thích làm phiền họ. Tôi thích ngắm nhìn những người bình thường nhưng cũng tuyệt vời không kém”.

Meryl Meisler đã tổng hợp tất cả những bức ảnh của mình vào trong một cuốn sách có tên A Tale of Two Cities: Disco Era Bushwick kèm theo nhiều bình luận từ các nhà sử gia, giáo dục và ca sĩ disco. Nó giúp vẽ nên một bức tranh sống động về một thành phố hoang dã, nguy hiểm, nhưng đồng thời vẫn phát triển, thay đổi không ngừng và quan trọng là không bao giờ ngủ.

Mai Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khám phá hộp đêm nổi tiếng nhất New York vào thập niên 1970