Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cán cân thương mại nông lâm và thủy sản 11 tháng qua xuất siêu khoảng 6,95 tỉ USD. Tuy nhiên, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là gạo lại giảm cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu.

11 tháng đầu năm: Xuất khẩu gạo giảm 25% khối lượng

Trí Lâm | 28/11/2016, 12:41

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cán cân thương mại nông lâm và thủy sản 11 tháng qua xuất siêu khoảng 6,95 tỉ USD. Tuy nhiên, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là gạo lại giảm cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu.

Xuất khẩu gạo giảm mạnh

Trong bức tranh nhiều tươi sáng của xuất khẩu nông, lâm thủy sản 11 tháng qua, mặt hàng gạo lại tiếp tục phết lên một gam màu u ám. Cụ thể, khối lượng gạo xuất khẩu trong 11 tháng ước đạt 4,54 triệu tấn với kim ngạch xuất khẩu 2 tỉ USD, giảm 25% về khối lượng và giảm 20,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2016 với 36% thị phần. So với cùng kỳ năm 2015, gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này cũng giảm 22,5% về khối lượng và giảm 13,7% về giá trị.

Điểm sáng đáng chú ý là2 thị trường xuất khẩu gạo lớn khác của Việt Nam là Gana và Indonesia đều có sự tăng trưởng.Xuất khẩu gạo sang thị trường Gana đạt 442.200 tấn với giá trị 217,1 triệu USD, tăng 38,6% về khối lượng và tăng 33,3% về giá trị. Thị trường Indonesia cũng tăng 53,3%.

Theo Bộ NN-PTNT, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước không đạt kế hoạch kinh doanh do thị trường lúa gạo liên tục rơi vào tình trạng ảm đạm, cung lớn hơn cầu. Trung Quốc là thị trường chính và tiềm năng của xuất khẩu gạo Việt Nam, nhưng hiện đã hết hạn ngạch nhập khẩu chính ngạch.

Bộ Nông nghiệp cũng đã có chỉ đạo Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối tìm hiểu khó khăn cũng như xúc tiến thương mại tại thị trường Philippines để đẩy nhanh xuất khẩu gạo sang thị trường này. Đồng thời, tiếp tục thúc đẩy việc xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc.

Mới đây, tỉnh Sóc Trăng cũng đã cử đoàn công tác sang Campuchia học hỏi kinh nghiệm để tìm lối thoát cho gạo Việt Nam. Hiện nay, Campuchia đã có được thương hiệu cho gạo của mình và được nhiều quốc gia ưa chuộng, tiến sâu vào những thị trường khó tính nhất thế giới, có giá trị vượt 65% giá bình quân của thị trường: 1.475 USD/tấn so với khoảng 890 USD tấn.

Trong một cuộc trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, GS Võ Tòng Xuân cho rằngđể có thể xuất khẩu được, gạo Việt cần phải có chất lượng cao, muốn thế cần phải đảm bảo được vùng nguyên liệu để chứng minh xuất xứ. Trong khi hiện nay, phần lớn các công ty xuất khẩu gạo, kể cả Vinafood đều không có vùng nguyên liệu. Điều này dẫn đến gạo hay lẫn tạp chất, dư thừa hóa chất bởi doanh nghiệp mua của thương lái, thương lái mua lại của người nông dân trong khi không biết nông dân đã phun những loại thuốc bảo vệ thực vật nào. Do đó, gần đây gạo Việt Nam hay bị trả về, không được các thị trường lớn ưa chuộng.

Nông, lâm, thủy sản xuất siêu gần 7 tỉ USD

Việc xuất khẩu gạo khó khăn nhưng cán cân thương mại nông lâm và thủy sản 11 tháng qua xuất siêu khoảng 6,95 tỉ USD. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 11 năm 2016 ước đạt 2,69 tỉ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 11 tháng năm 2016 đạt 29,1 tỉ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2015.

Kim ngạch nhập khẩu toàn ngành nông, lâm, thủy sản tháng 11 năm 2016 ước đạt 2,1 tỉ USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu 11 tháng năm 2016 đạt 22,15 tỉ USD, tăng 4,6% so với năm cùng kỳ năm 2015.

Trong khi đó, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác như cao su, cà phê, tiêu có lượng xuất khẩu tăng nhưng giá lại giảm. Ước tính khối lượng xuất khẩu cao su 11 tháng đạt 1,1 triệu tấn và 1,43 tỉUSD, tăng 12,3% về khối lượng và tăng 4,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Giá cao su xuất khẩu bình quân 10 tháng đạt 1.267 USD/tấn, giảm 9,6% so với cùng kỳ năm 2015. Trung Quốc và Ấn Độ là hai thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng, chiếm 66,1% thị phần.

Gỗ và thủy sản tiếp tục là những ngành hàng có giá trị xuất khẩu lớn trên 6 tỉ USD. Ước giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 11 tháng đạt 6,2 tỉ USD, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2015. Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc là ba thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng, chiếm 69% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.

Giá trị xuất khẩu thủy sản 11 tháng đạt 6,4 tỉ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2015. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là bốn thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 10 tháng, chiếm 54,1% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.

Hoàng Long
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
11 tháng đầu năm: Xuất khẩu gạo giảm 25% khối lượng