TS.Vũ Thành Tự Anh nhận định nếu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế như những năm qua, TP.HCM có thể bằng hoặc vượt trung tâm tài chính Đài Bắc trong vòng 15-20 năm nữa.

15-20 năm nữa, kinh tế TP.HCM có thể bằng hoặc vượt trung tâm tài chính Đài Bắc

Phan Thị Diệu | 19/10/2019, 11:02

TS.Vũ Thành Tự Anh nhận định nếu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế như những năm qua, TP.HCM có thể bằng hoặc vượt trung tâm tài chính Đài Bắc trong vòng 15-20 năm nữa.

Ngày18.10, UBND TP.HCM tổ chức Diễn đàn Kinh tế TP.HCM năm 2019 (HEF 2019) với chủ đề "Phát triển TP.HCM thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế".

Việc không dễ dàng

Theo TS.Vũ Thành Tự Anh - Giám đốc Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (Đại học Fulbright Việt Nam), mặc dù TP.HCM có một vị thế kinh tế nổi trội để có thể trở thành một trung tâm tài chínhnhưng vẫn chưa có tên trong bảng xếp hạng khu vực năm 2019, bởi quy mô vẫn rất nhỏ so với các trung tâm đã hình thành tại nhiều nước trong khu vực.

Trong khi đó, Trung Quốc đã nổi lên như một quốc gia có 7 trung tâm tài chínhkhu vực và quốc tế một phần nhờ quy mô kinh tế cũng như tận dụng được sự phát triển các thị trường ngách.

Bên cạnh đó, dù tốc độ tăng trưởng kinh tế nhiều năm qua ở mức cao nhưng TP.HCM vẫn có xuất phát điểm thấp trong cuộc đua với các thành phố khác trên thế giới. TP.HCM mới chỉ đứng thứ 55 về thu hút thương mại và 128 về quy mô kinh tế của các thành phố trên thế giới.

TP.HCM chiếm hơn một nửa số doanh nghiệp cả nước, đóng góp một phần tư thu ngân sách, vốn huy động, dư nợ cho vay... nhưng tỷ lệ ngân sách được giữ lại ngày càng giảm. Điều này làm giảm động lực phát triển của địa phương, trong đó có vai trò và vị thế của đô thị lớn.

TP.HCM còn đang đối mặt với khó khăn từ chính sách vĩ mô và pháp luật, do đặc trưng của hệ thống tài chính Việt Nam là các ngân hàng đóng vai trò chủ đạo, đặc biệt ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước... Đây đều là những vấn đề cần phải tháo gỡ nếu muốn phát triển tài chính quốc tế và khu vực.

Đồng quan điểm, TS.Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế trưởng của BIDV cho rằng, thách thức đối với TP.HCM trong mục tiêu xây dựng trung tâm tài chính là quy mô thị trường tài chính Việt Nam còn nhỏ. Số lượng định chế tài chính tại Việt Nam và TP.HCM còn ít so với các nước trong khu vực. Chưa kể, VNDchưa được tự do chuyển đổi, việc mua ngoại tệ trong nước phải có mục đích; chưa có nền tảng dữ liệu, khung pháp lý để phục vụ các hoạt động tài chính ngân hàng số như cơ sở dữ liệu cư dân quốc gia, cơ chế chia sẻ thông tin...

TS.Trần Du Lịch - thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cũng nói, ý tưởng xây dựng TP.HCM thành một trung tâm tài chính của khu vực đã có từ 15 năm trước, nhưng chưa thể thành hiện thực. Đến nay, mọi ý tưởng vẫn còndang dở, thậm chí vai trò còn giảm dần, nếu xét về quy mô thị trường tài chính đối với cả nước.

Ví dụ, tổng vốn huy động qua các định chế tài chính, tín dụng trên địa bàn TP.HCM so với cả nước đã giảm từ khoảng 40% của những năm đầu thập niên 2000 xuống còn khoảng 24% năm 2018; xếp sau Hà Nội là 34%.

Ông Trần Quốc Hùng - chuyên gia cao cấp về tiền tệ quốc tế cũng đánh giá, Việt Nam không có khả năng cạnh tranh với 2 trung tâm tài chính trong khu vực, có uy tín lâu đời và kích thước toàn cầu như Hong Kong và Singapore. Việt Nam cũng không nên cạnh tranh với các trung tâm tài chính toàn cầu nhưng thực chất là trung tâm tài chính “ngoài khơi” như Cayman Island hay Bahamas vì có thể bị mang tiếng giúp rửa tiền hoặc trốn thuế.

Một góc Diễn đàn Kinh tế TP.HCM năm 2019 - Ảnh: PD

Phải có chính sách về tỷ lệ ngân sách giữ lại

Để đưa TP.HCM trở thành trung tâm tài chính của khu vực và quốc tế, TS.Vũ Thành Tự Anh nói rằng, nhiệm vụ cấp thiết hiện nay là làm thế nào để thành phố có tên trong bản đồ xếp hạng trung tâm tài chính. Nếu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế như những năm qua thì ông dự báo TP.HCM có thể bằng hoặc vượt trung tâm tài chính Đài Bắc trong vòng 15-20 năm nữa.

Nếu muốn thực hiện mục tiêu này, Chính phủ phải có chính sách và cam kết mạnh mẽ về tỷ lệ ngân sách được giữ lại của TP.HCM, bởi trên thực tế hầu như quốc gia nào cũng muốn trở thành trung tâm tài chính trên thế giới.

Ngoài ra, TP.HCM cần xây dựng một không gian đô thị tập hợp các dịch vụ tài chính, khách hàng và tổ chức cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng, phạm vi hoạt động và lưu chuyển dòng vốn vượt ra ngoài biên giới quốc gia, tuân theo chuẩn mực quốc tế. Đồng thời, cần cải thiện môi trường kinh doanh, chính sách hiện hành liên quan đến thuế quan, điều tiết thị trường theo hướng môi trường kinh doanh minh bạch, độ tin cậy cao, chi phí kinh doanh thấp, tòa án hiệu quả, giảm tham nhũng, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo

Còn TS.Trần Du Lịch nói để phát triển TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế thì trước hết phải là vấn đề quốc gia, chứ không phải là vấn đề riêng của chính quyền địa phương. Nếu căn cứ vào pháp luật điều chỉnh hoạt động của thị trường tài chính, chính quyền địa phương chỉ có vai trò hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển trên nền tảng thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc xây dựng một trung tâm tài chính quốc tế dù dưới hình thức và mô hình nào.

Vì vậy, theo ông Lịch, thứ nhất, việc phát triển TP.HCM thành trung tâm tài chính cần được xác định trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030 và cần xem đây là chiến lược kinh tế của quốc gia.

Thứ hai, TP.HCM cần tiếp tục phát huy vai trò hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam theo tư duy "kinh tế vùng", khẳng định là trung tâm thương mại quốc tế, đi đầu trong chính sách khởi nghiệp, sáng tạo và phát huy vai trò cửa ngõ giao thương quốc tế.

Thứ ba, thành phố cần xây dựng hạ tầng đô thị, trong đó có khu đô thị mới Thủ Thiêm và trung tâm tài chính trong khu đô thị mới này thuận lợi để thu hút các tập đoàn đầu tư tài chính. Chính quyền thành phố phải thể hiện vai trò "bà đỡ" cho các nhà đầu tư, xây dựng hệ sinh thái giúp trung tâm tài chính có thể vận hành tốt.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
15-20 năm nữa, kinh tế TP.HCM có thể bằng hoặc vượt trung tâm tài chính Đài Bắc