Hơn 20.000 người từ miền bắc Myanmar đã trốn sang nước láng giềng Trung Quốc trong những tháng gần đây nhằm tìm kiếm nơi trú ẩn để thoát khỏi cuộc xung đột vũ trang giữa quân đội Myanmar và nhóm vũ trang ly khai tại khu vực gần biên giới với TQ.

20.000 người Myanmar sang Trung Quốc tị nạn xung đột vũ trang

Phương Nhi | 10/03/2017, 13:49

Hơn 20.000 người từ miền bắc Myanmar đã trốn sang nước láng giềng Trung Quốc trong những tháng gần đây nhằm tìm kiếm nơi trú ẩn để thoát khỏi cuộc xung đột vũ trang giữa quân đội Myanmar và nhóm vũ trang ly khai tại khu vực gần biên giới với TQ.

Ngày 9.3, ông Geng Shuang phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biếtngười dân Myanmar đã được trợ giúp nhân đạo "để tạm thời tránh chiến tranh".

Kể từ tháng 11.2016, rất nhiều cuộc giao tranh giữa quân đội Myanmarvà lực lượng dân tộc thiểu sốdiễn ra dù chính phủ cố gắng đàm phán hòa bình. Cuộc đụng độ mới nhất là ở Shan, một bang ở phía đông bắc Myanmar.

Bạo lực lan rộng đang đe dọa đến mong muốn của lãnh đạo Myanmar là muốn thỏa thuận cáchòa bình với nhómdân tộc thiểu số.

Trong khi đó, hôm 6.3, ít nhất 30 người đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công mà các tay súng của Quân đội liên minh dân chủ quốc gia Myanmar (MNDAA) thực hiện. Mục đíchcủa nhóm chiến binhly khai ở khu vực đông bắc Myanmar này là tấn công vào nhữngmục tiêu của quân đội và cảnh sát tại tỉnh Kolang, khoảng 800m về phía đông bắc của thành phố Yangon.

Nhiều nhóm dân tộc ở khu vực biên giới Myanmar có nét văn hóa giốngvới ngườiTrung Quốc, nói tiếngTrung Quốc và sử dụng tiền nhân dân tệ.

"Trung Quốc ủng hộ tiến trình hòa bình của Myanmar và hy vọng các bên có thể sử dụng biện pháp hòa bình để giải quyết những bất đồng thông qua đối thoại và tham vấn," ông Geng phát biểu.

Ông Geng còn cho biết thêm cuộc xung đột vũ trangở khu vực gần biên giới với Trung Quốc làm ít nhất một người dân nước này bị thương.

Ngoài việc phải đối mặt với liên minh dân tộc ở phía tây bắc, chính phủ Myanmar còn vấp phải một cuộc đấu tranh vũ trang mới của người Rohingya theo đạo Hồinổi lên chống lạiđàn áp của chính phủ trong nhiều thập kỷ qua.

Minh Phi (theo Al-Jazeera)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo là tài nguyên vô tận
36 phút trước Khoa học - công nghệ
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, KH-CN, đổi mới sáng tạo là nguồn tài nguyên vô tận, không gian phát triển vô hạn và có thể xuất phát từ những ý tưởng đơn giản nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
20.000 người Myanmar sang Trung Quốc tị nạn xung đột vũ trang