38/49 địa phương được kiểm toán sử dụng sai nguồn kinh phí 3.104 tỉ đồng, trong đó 12 địa phương còn sử dụng 286,9 tỉ đồng từ nguồn tăng thu, nguồn thu sử dụng đất...
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, năm 2017 số dự án hoàn thành được phê duyệt quyết toán laf 56.434 dự án (bằng 73,11% tổng số dự án hoàn thành) giảm 2.847 tỉ đồng, bằng 0,58% so với giá trị đề nghị quyết toán. Tuy nhiên, vẫn còn 1.814 dự án chậm phê duyệt quyết toán, bằng 23,4% tổng số dự án hoàn thành; 6.642 dự án quá hạn chưa nộp báo cáo quyết toán bằng 50,9% tổng số dự án hoàn thành; 42.909 dự án chưa phê duyệt quyết toán chuyển sang năm 2018.
Tại kết quả về công tác chi thường xuyên mới đây, Kiểm toán Nhà nước cho biết dự toán 902.880 tỉ đồng, quyết toán 881.687 tỉ đồng, giảm 2,35% (21.193 tỉ đồng) so với dự toán chi thường xuyên, bằng 65% tổng số chi theo dự toán (881.687/1.355.034 tỉ đồng), tăng cao so với 3 năm gần đây (Năm 2016: 63,50%; năm 2015: 62,30%; năm 2014: 62,52%) và cao hơn 1% so với mục tiêu đề ra trong Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020.
Qua kết quả kiểm toán cho thấy tỷ lệ thực hiện dự toán chi của một số lĩnh vực thuộc ngân sách trung ương đạt thấp, trong đó chi GD&ĐT và dạy nghề đạt 88,2% dự toán (15.647/17.741 tỉ đồng); chi KH&CN đạt 79% (6.975/8.834 tỉ đồng); chi bảo vệ môi trường đạt 49,8% (691/1.389 tỉ đồng)... Nguyên nhân chủ yếu do chậm triển khai thực hiện nhiệm vụ dẫn đến phải hủy dự toán hoặc chuyển nguồn năm sau thực hiện.
Hầu hết các bộ, cơ quan trung ương được kiểm toán còn tình trạng chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, chi không đúng nguồn như: Văn phòng Chính phủ; Bộ NN&PTNT; Bộ TN&MT; Bộ GTVT; Bộ XD; Bộ VH,TT&DL; Bộ GD&ĐT...KTNN đã kiến nghị xuất toán thu hồi nộp NSNN 327 tỉ đồng.
Đáng chú ý, Kiểm toán nhấn mạnh một số địa phương như: Hà Tĩnh; Bà Rịa - Vũng Tàu; Quảng Ngãi; Đắk Nông... điều hành chi ngân sách trong điều kiện hụt thu (cấp tỉnh hoặc cấp huyện) chưa phù hợp quy định
38/49 địa phương được kiểm toán sử dụng sai nguồn kinh phí 3.104,9 tỉ đồng. Cụ thể là Hà Nội chi sai là 127,6 tỉ đồng; tỉnh Bến Tre chi sai là 555,5 tỉ đồng; Bình Phước chi sai là 330 tỉ đồng; Ninh Bình chi sai 313,9 tỉ đồng; Vĩnh Phúc chi sai là 311 tỉ đồng; Hà Nam chi sai là 285,9 tỉ đồng; Hòa Bình chi sai là 195,2 tỉ đồng; Khánh Hòa là 147,6 tỉ đồng; Đắk Lắk 118,3 tỉ đồng; Quảng Ninh 108 tỉ đồng; Thái Bình 81,8 tỉ đồng; Bình Định 74,2 tỉ đồng...
Trong đó 12 địa phương còn sử dụng 286,9 tỉ đồng từ nguồn tăng thu, nguồn thu sử dụng đất...là tỉnh Nghệ An với 85,3 tỉ đồng; Bình Định với 73 tỉ đồng; Đắk Nông với 61 tỉ đồng; Thái Nguyên với 14,4 tỉ đồng; Ninh Bình với 13,1 tỉ đồng...
23/49 địa phương chi hỗ trợ không đúng nhiệm vụ chi theo phân cấp 462 tỉ đồng; 20/49 địa phương chưa thu hồi kinh phí tiền lương đã giao cho các cơ sở khám chữa bệnh khi thực hiện giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo quy định tại Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BTC-BYT 440,8 tỉ đồng; kinh phí tồn hết nhiệm vụ chi chưa hoàn trả ngân sách trung ương tại 32/49 địa phương được kiểm toán còn lớn 1.020 tỉ đồng .
Được biết, tỷ trọng chi thường xuyên trong tỷ lệ chi ngân sách nhà nước còn chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi ngân sách. Số thực hiện năm 2017 là 64,68%, dự toán năm 2018 là 64,11% trong khi chi đầu tư phát triển chỉ chiếm 26,2%.
Thực trạng được các định có nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỷ lệ chi thường xuyên lớn, sai quy định làdo tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian, nhiều đầu mối. Số lượng người hưởng lương và phụ cấp từ nguồn ngân sách còn rất lớn, nhất là trong các đơn vị sự nghiệp công lập, số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn và khu dân cư còn rất nhiều...
Tuyết Nhung