6 ngày liên tục Việt Nam không có ca nhiễm mới COVID-19, hôm nay thêm 6 ca khỏi bệnh

22/04/2020, 06:15

Người nhà bệnh nhân đã khỏi bệnh tặng hoa cảm ơn các y bác sĩ

Bản tin 6h00 sáng ngày 22.4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Như vậy, đã 6 ngày liên tục, Việt Nam không có ca mắc mới nào. Trong khi đó, dự kiến trong hôm nay có thêm 6 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.

Đến thời điểm này của ngày 22.4, số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam hiện là 268. Như vậy, đã bước vào ngày thứ l6 iên tiếp, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19.

Tổng số ca mắc bệnh được ghi nhận tại Việt Nam đến thời điểm này là 268 trường hợp (trong đó 160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%; 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%).

Với tất cả sự nỗ lực của ngành y, đến nay, đã có 216 bệnh nhân đã được chữa khỏi. Dự kiến hôm nay, sẽ có thêm 6 ca được công bố khỏi bệnh.

Nếu như vậy, Việt Nam chỉ còn 46 ca bệnh đang được điều trị tại các cơ sở y tế

Về tình hình điều trị, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, thì:

- Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 12 ca.

- Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2: 08 ca.

- Dự kiến số ca được công bố khỏi bệnh hôm nay: 06 ca.

Tính đến 9h ngày 22.4.2020:

- Thế giới: 2.556.734 người mắc; 177.618 người tử vong.

- 212 quốc gia, vùng lãnh thổ (trong đó có 2 tàu) ghi nhận ca mắc COVID-19

- Tại Đông Nam Á, tất cả các quốc gia trong khu vực đều có người mắc bệnh, với tổng số ca mắc là 30.138, số ca tử vong là 1.171.

- Việt Nam đứng thứ 119/212 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 6/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực ASEAN.

Gần 1 tuần trôi qua, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc COVID -19, tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh chiếm hơn 80%. Đây là hiệu quả của nhiều biện pháp, chính sách phòng chống dịch của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, trong đó có việc thực hiện giãn cách xã hội một cách nghiêm túc.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nguy cơ dịch bệnh ở nước ta vẫn còn hiệu hữu, vẫn có thể có ca bệnh xâm nhập, ca bệnh trong cộng đồng.

PGS.TS Trần Đắc Phu – Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng- Bộ Y tế; Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng: “Đã 6 ngày không ghi nhận ca bệnh mắc mới COVID-19, đây là tín hiệu vui nhưng không vì thế mà chúng ta chủ quan, lơ là trong chống dịch. Nguy cơ dịch tại nước ta vẫn còn hiện hữu”.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, trên thực tế hiện nay, tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp (tăng nhanh số ca mắc và tử vong) và kéo dài. Nếu chúng ta không quản lý hết tất cả 100% các trường hợp nhập cảnh, đặc biệt là các những người nhập cảnh qua đường mòn, lối mở thì vẫn có thể có ca bệnh xâm nhập vào.

Ngoài ra, nhiều trường hợp bệnh không có triệu chứng hoặc rất nhẹ, không vào bệnh viện. Như vậy vẫn có thể tồn tại ca bệnh ở cộng đồng, người này lại tiếp xúc người kia làm lây lan dịch bệnh thành ổ dịch nhỏ. Tại Trung Quốc hiện vẫn còn ghi nhận ca bệnh.

Thời gian vừa qua Việt Nam thực hiện việc giãn cách xã hội, người dân hạn chế tiếp xúc nhằm hạn chế việc tiếp xúc, tránh lây lan dịch bệnh. Đồng thời, việc tự cách ly tại nhà ít nhất 2 tuần sẽ giúp những người có triệu chứng nhẹ không biết mình mắc bệnh hoặc những người không triệu chứng có nguy cơ mắc bệnh không có cơ hội lây bệnh ra cộng đồng.

Tuy nhiên, TS Phu cho rằng không phải 100% trong số hơn 96 triệu người dân nước ta đều thực hiện nghiêm điều này. Người dân vẫn đi lại. Có người mang mầm bệnh mà không biết, họ gặp người khác thì vẫn lây bệnh. Những trường hợp mắc bệnh nhưng có triệu chứng nhẹ chúng ta không biết được, vì họ không vào bệnh viện

Chuyên gia Trần Đắc Phu cũng cho hay, không thể khẳng định sự lây lan dịch bệnh trong cộng đồng đã hết. Vì thế, người dân cần tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng chống dịch như hiện nay: đeo khẩu trang; rửa tay với xà phòng/dung dịch sát khuẩn thường xuyên; tránh tiếp xúc, giao tiếp gần dưới 2m; không tập trung đông người; không đi ra khỏi nhà khi không cần thiết, đặc biệt là những người có bệnh lý nền và người già; thực hiện khai báo y tế.

Theo SK&ĐS

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
4 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
6 ngày liên tục Việt Nam không có ca nhiễm mới COVID-19, hôm nay thêm 6 ca khỏi bệnh