Tạp chí Khoa học phổ thông (PMC) của Mỹ vừa cập nhật 7 khí tài của Nga. Theo PMC, đây là những vũ khí đã được nâng cấp, hiện đại, vừa được đưa ra giới thiệu tại Triển lãm Công nghệ quốc phòng Nga (ETF), được tổ chức mới đây tại Zhukovsky, ngoại ô Moscow.
1. Phương tiện thu dọn chướng ngại vật IMR-3M
IMR-3M là phương tiện công binh hạng nặng, ê kíp hai người, được thiết kế để hoạt động trong môi trường khắc nghiệt. Trông xa giống như chiếc máy húc, vừa làm chức năng dọn đường lại có thể tạo thêm những cung đường mới. IMR-3M có công xuất cực lớn, có khả năng dọn sạch một đoạn đường dài tới 12 km trong vòng 1 giờ và nâng được vật nặng tới 2 tấn bằng hệ thống cần nâng kiểu ống lồng, vươn xa tới 9 mét. IMR-3M có khả năng tự bảo vệ nhờ vỏ giáp dày, chịu khói và có thêm một súng máy lắp trên tháp xe.
IMR-3M là 1 khí tài của Nga đang khiến phương Tây phải kiêng nể |
2. Hệ thống rocket phóng đa năng 9A52-4
Trong lịch sử nước Nga, người ta đã được nghe nhắc đến tên lửa "anh hùng" Cachiusa (Katyusha), lắp trên xe bánh lốp, nhưng có thể trút hàng trận mưa rocket lên đầu quân thù, như trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Ngày nay người Nga lại cho ra đời một thế hệ Cachiusa mới, hiện đại, cực nhẹ lắp trên khung gầm xe tải, có thiết kế đơn giản, nhưng uy lực công phá lại rất ghê gớm, phóng đi các loại rocket 300 mm gắn đầu đạn gây cháy, nhiên liệu không khí, đạn chùm và cả mìn chống tăng.
Một trong những tính năng tuyệt vời của hệ thống rocket 9A52-4 là sử dụng 6 ống phóng dùng nhiều lần, có thể tái nạp bằng một phương tiện riêng với sự trợ giúp của cần cẩu trong thời gian 8 phút. Được lắp trên khung gầm xe tải 4 trục. Cấu hình này tuy chưa thật lý tưởng khi tác nghiệp trên địa hình phi giao thông, nhưng chúng lại thoả mãn mục tiêu “đánh nhanh, rút nhanh” làm cho đối phương không kịp trở tay.
3. Radar Kasta 2E
Khí tài hiện đại khác của Nga khiến phương Tây phải kiêng nể là Radar Kasta 2E. Kasta là hệ thống radar đa toàn năng, dùng cho mục đích theo dõi trực thăng, tên lửa hành trình và máy bay. Thông thường, khi Kasta 2E làm việc ở chế độ điều khiển từ xa, nó sẽ tạo ra một màn hình phòng thủ di động phong bế mọi mục tiêu bay hoặc đóng vai trò như một radar kiểm soát không lưu vạn năng và linh hoạt, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, với thời gian dài tới 20 ngày. Radar Kasta 2E có thể "phủ sóng" diện tích rộng tới 90 dặm (145km) tùy thuộc vào độ cao của anten, và thời gian triển khai hoạt động không quá 20 phút, đặc biệt, nó có khả năng kháng nhiễu rất tốt.
4. Xe chỉ huy hỏa lực pháo binh 1V13
Ngay cả các loại đạn pháo và tên lửa dù hiện đại đến đâu nếu không biết vị trí mục tiêu cũng không phát huy được tác dụng. Riêng xe chỉ huy hỏa lực pháo binh 1V13 đã khắc phục được nhược điểm này, nó được thiết kế hoạt động cao tải suốt ngày đêm, kể cả trong điều kiện khó khăn nhất, nhằm cung cấp thông tin điều hành nã pháo trực tiếp cho các các đơn vị từ cấp trung đội đến tiểu đoàn và cao hơn nữa.
5. Phương tiện phóng/nạp đạn 9A39 cho hệ thống tên lửa BUK M1-2
Hệ thống tên lửa phòng không tự hành BUK M1-2 (Gọi theo NATO là SA-11 Gadfly) được thiết kế để truy tìm và tiêu diệt máy bay, tên lửa hành trình. Hệ thống 9A39 không thể tự quan sát được mà phải dựa vào các phương tiện mang radar để ngắm mục tiêu, nhưng đổi lại, nó có khả năng phóng tên lửa và tự nạp đạn rất thuần thục. Tên lửa được dẫn hướng radar và có thể bay với tốc độ 3M.
6. Hệ thống truyền thông di động MIK-MKS
Phải mất nửa giờ để chiếc cột cao 100ft (trên 30 mét) lắp trên xe mới đạt đủ độ cao theo thiết kế. Và khi đạt tới độ cao danh nghĩa, MIK-MKS tạo ra một hệ thống truyền thông vô tuyến băng rộng cho 200 người dùng bằng cách sử dụng 4 anten trên đỉnh cột. Đây là sản phẩm của hãng Micran, Tomsk, Siberia chế tạo, có thể ứng dụng cho nhiều mục đích, nhưng chức năng chính vẫn là dùng cho một phương tiện đơn lẻ kết nối với nhiều đơn vị khác
7. Phương tiện ma-nơ-canh bơm hơi
Khắc Nam/GTVT/theo Popularmechanics