Bạn là một tín đồ thời trang sành sỏi? Bạn biết nhiều thương hiệu quần áo nổi tiếng khắp thế giới? Vậy bạn có chắc chắn mình nắm bắt tường tận lịch sử thời trang đàn ông không?

7 sự thật thú vị về thời trang đàn ông

Elle | 07/04/2017, 11:18

Bạn là một tín đồ thời trang sành sỏi? Bạn biết nhiều thương hiệu quần áo nổi tiếng khắp thế giới? Vậy bạn có chắc chắn mình nắm bắt tường tận lịch sử thời trang đàn ông không?

Khi nhắc đến nguồn gốc thời trang đàn ông, có lẽ không phải kẻ mộ điệu nàocũng hiểu rõ nếu không phải là một chuyên gia, hay ít ra là một “kẻ mộ điệu cuồng nhiệt”. Và hầu hết với nhiều chàng trai, ít ai sẽ chú trọng và để tâm tới lịch sử đã cấu tạo nên nền tảng thời trang vững chắc. Sau đây, hãy cùng Elle Man tìm hiểu9 sự thật thú vị về thời trang đàn ông có lẽ bạn chưa từng biết

1. Những người chơi Polo đã sáng chế ra cổ áo Button-down (cổ áo có nút gài)

Trước đây, các cầu thủ Polo đã gặp nhiều khó khăn trong việc cướp vồ của đối thủ khi vạt cổ áo thường xuyên chắn tầm nhìn của họ. Do đó, họ đã có giải pháp là khâu khuy vào áo để không bị vướng khi chơi. Brooks Brothers, thương hiệu thời trang đàn ông lâu đời nhất ở Mỹ đã tìm thấy phát minh rất độc đáo và cải tiến này. Họ đã mang về đất nước của mình và chúng dần trở thành một xu hướng thời thượng nhất cho tới tận ngày nay.

2. Một nhà hoá học đã phát minh ra áo khoác chống thấm

Có lẽ không phải mình Steve Jobs đã sử dụng biệt hiệu “Macintosh” làm chấn động thế giới, áo khoác Macintosh, còn được biết với cái tên gần gũi hơn là áo mưa, được ra mắt lần đầu ở London năm 1823. Nhà hoá học người Scotland Charles Macintosh đã vạch ra ý tưởng dệt hai loại vải khác nhau với hợp chất cao su lỏng ở phần ngoài tạo ra loại vải chống nước đầu tiên trong lịch sử.

3. Cổ tay áo kiểu Pháp không phải được phát minh bởi người Pháp

Thực ra, cổ tay áo kiểu Pháp đã được sáng tạo bởi người Anh. Phát minh này nhằm giúp cánh đàn ông có thể thắt cổ áo với độ dài họ mong muốn và có thêm nếp gấp chỉn chu. Xu hướng này đã xuyên khắp châu Âu và cuối cùng trở thành một chuẩn mực trang trọng với thời trang đàn ông ngày nay.

4. Pocket Squares từng được dùng làm khăn lau tay

Pocket Squares (khăn cài túi áo vest) từ lâu vẫn luôn được coi là một phụ kiện tinh tế tạo điểm nhấn cho bộ suit sang trọng, chỉnh tề. Quay trở lại thế kỷ 14, những chiếc khăn này lại từng được sử dụng rộng rãi như khăn lau tay tiện dụng. Đặc biệt, chúng đã luôn được cài trong túi áo ngực của đàn ông tới tận ngày nay. Điều đó cho thấy rằng, sau hàng trăm năm được thay thế bởi khăn giấy, chúng vẫn luôn tồn tại như một mảnh ghép đáng quý không thể thiếu trên một bộ suit thời thượng và trong lịch sử thế giới thời trang.

5. Đế giày Boat Shoes từng được thiết kế nhờ bàn chân chó

Những đôi giày đế xuồng cổ điển Boat shoes được thiết kế và phát triển bởi Paul Sperry vào năm 1935. Trong một lần dạo chơi cùng chú chó của mình trên băng, ông đã phải bước đi khá cẩn thận và chậm rãi còn chú chó lại có thể chạy trên băng mà không hề bị trơn trượt. Nhờ vậy, sau một thời gian nghiên cứu ông đã cho ra đời Boat Shoes, những đôi giày hoàn hảo cho việc đi lại trên tàu bè.

6. Họa tiết Brogueing (những lỗ thủng trên giày Brogue) từng được làm ra với mục đích thoát nước

Đã bao giờ bạn để ý tới những lỗ thủng nhỏ trên giày Brogue và tự hỏi tại sao chúng lại ở đấy? Thật ra từ những năm 1920, Brogue đã được sử dụng rộng rãi như những đôi giày thông thường đi ngoài trời. Họ đã tạo ra những lỗ thủng trên mũi giày để tránh cho việc dính nước vào trong giày. Những lỗ thủng này giờ đã dần không còn giữ nguyên mục đích ban đầu, thay vào đó chúng đã trở thành một phần hoạ tiết trang trí quan trọng làm nên những đôi giày Brogue thời thượng ngày nay.

7. Vải Gingham đầu tiên có hoạ tiết kẻ sọc chứ không phải kẻ caro

Gingham là một tên gọi chung phổ biến được dùng để miêu tả hoạ tiết kẻ ô vuông. Bắt nguồn từ Indonesia, loại vải độc đáo này thực chất ban đầu không phải hoạ tiết caro như ngày nay. Bản thân tên gọi của chúng được lấy trong từ ‘Genggang’ của tiếng Melayu (ngôn ngữ chung của Malaysia và Indonesia)có nghĩa là ‘kẻ sọc’. Người Anh đã nhận ra khái niệm thú vị này và biến chúng trở thành một phiên bản hoạ tiết hoàn toàn khác ‘kẻ caro’.

8.adidas không phải là người thiết kế logo “ba sọc”

Nhãn hiệu không mấy nổi tiếng, Karhu của Phần Lan chính là người đầu tiên đã cho hoạ tiết “ba sọc” vào bên cạnh của giày sneaker. Cuối cùng họ đã chuyển nhượng cho ông Adi Dassler – cha đẻ của adidas với giá khoảng 40 triệu đồngvà 2chai Whiskey.

9. Đàn ông mới là những người đi giày cao gót đầu tiên

Những đôi giày yêu kiều này từ lâu đã được xem như là một biểu tượng vẻ đẹp của phái nữ, là bạn thân của các cô gái. Thế nhưng từ thế kỷ 16, những người đàn ông quý tộc mới là người đầu tiên được đi giày cao gót. Nhà vua của nước Pháp Louis XIV đã từng coi giày cao gót chính là dấu hiệu thể hiện sự giàu có, cao sang và địa vị.

Beth Phạm/Elle VN
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
7 sự thật thú vị về thời trang đàn ông