76 doanh nghiệp Mỹ khẳng định: "Nếu chính quyền có lo ngại về các yếu tố trong mối quan hệ thương mại Mỹ - Việt Nam, thì cần phải có sự hợp tác - chứ không phải tăng thuế với Việt Nam".

76 tập đoàn hàng đầu gây áp lực với chính quyền Mỹ: Không được tăng thuế với Việt Nam

Anh Tú | 15/07/2021, 06:58

76 doanh nghiệp Mỹ khẳng định: "Nếu chính quyền có lo ngại về các yếu tố trong mối quan hệ thương mại Mỹ - Việt Nam, thì cần phải có sự hợp tác - chứ không phải tăng thuế với Việt Nam".

Các tổ chức kinh doanh lớn nhất của nước Mỹ trong các lĩnh vực từ thực phẩm đến thời trang đã viết đòi Đại diện Thương mại không được sử dụng đến thuế quan như một biện pháp gây khó trong các tranh chấp thương mại với Việt Nam.

"Nếu chính quyền có lo ngại về các yếu tố trong mối quan hệ thương mại của Mỹ với Việt Nam, thì cần phải có sự hợp tác - chứ không phải thêm thuế quan", 76 nhóm bao gồm Phòng Thương mại Hoa Kỳ, Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia và Hiệp hội Internet - có các thành viên bao gồm Amazon .com Inc. và Google của Alphabet Inc. – bày tỏ trong một bức thư gửi cho Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai vào rạng sáng nay theo giờ Hà Nội.

Bộ thương mại Mỹ đã và đang điều tra việc nhập khẩu gỗ từ Việt Nam mà họ nghi ngờ là gỗ được khai thác hoặc buôn bán bất hợp pháp, trong lúc Mỹ cũng đang xem xét liệu có nên tiếp tục áp đặt thuế quan liên quan đến các hoạt động tiền tệ hay không. Vào tháng 1, Mỹ đã coi các hoạt động tiền tệ của Việt Nam là không ổn, mở đường cho các mức thuế trừng phạt theo mục 301 của Đạo luật Thương mại 1974. Hiện Mỹ vẫn treo thời hạn cho đến tháng 10 để quyết định xem có áp đặt thuế hay không.

Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với giá trị các lô hàng tăng gấp đôi trong vòng 5 năm qua. Trong khi đó, Hà Nội là đối tác thương mại hàng hóa lớn thứ 13 của Washington.

Các hiệp hội thương mại cho rằng không có đủ bằng chứng cho thấy Việt Nam đã tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp lĩnh vực này và cho rằng quyết định này sẽ làm suy yếu mối quan hệ với một đối tác có giá trị.

Việt Nam đã nổi lên như một “sự thay thế đáng tin cậy cho Trung Quốc” trong những năm gần đây, với việc nhập khẩu cả nguyên liệu thô và các sản phẩm công nghiệp là đầu vào chính của các nhà sản xuất Mỹ. “Thuế quan đối với những sản phẩm này sẽ làm suy yếu khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất Mỹ”.

Cách đây 1 tuần, Bloomberg cũng đã tiết lộ chính quyền Tổng thống Joe Biden đang lên kế hoạch cho một cuộc họp đặc biệt nhằm xem xét có trừng phạt Việt Nam hay không liên quan đến những nghi ngờ thao túng tiền tệ

Thành viên tham dự bao gồm các quan chức từ Bộ Tài chính, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ, Bộ Thương mại và Hội đồng An ninh Quốc gia.

Hồi tháng 12 năm ngoái, Bộ Tài chính Mỹ dưới thời ông Trump đã dán nhãn thao túng tiền tệ cho Việt Nam và Thụy Sĩ.

Trong những ngày cuối cùng chính quyền Tổng thống Donald Trump hồi tháng 1, Mỹ nhận định các chính sách tiền tệ của Việt Nam là không hợp lý và gây hại cho các doanh nghiệp Mỹ, tuy nhiên, do không đủ bằng chứng nên Washington không áp thuế trừng phạt đối với Hà Nội.

Sau khi đắc cử, Tổng thống Biden cho đến nay đã có cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn đối với các vấn đề tiền tệ so với người tiền nhiệm Donald Trump.

Vào tháng 4, Bộ Tài chính Mỹ dưới quyền Tổng thống Biden đã gỡ bỏ mác thao túng tiền tệ đối với Việt Nam, Thụy Sĩ, Đài Loan, đồng thời đưa các quốc gia này khỏi danh sách thao túng tiền tệ nhưng vẫn chịu sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan chức năng của Mỹ.

Bộ Tài chính Mỹ khi đó cho biết “không có đủ bằng chứng” để kết luận 3 đối tác thương mại này (Việt Nam, Thụy Sĩ, Đài Loan) “ngăn cản việc điều chỉnh cán cân thanh toán hiệu quả hoặc đạt được lợi thế cạnh tranh không công bằng trong thương mại quốc tế” để đáng bị dán nhãn thao túng tiền tệ.

Ngoài ra, báo cáo tháng 4 cho biết, Bộ Tài chính Mỹ vào đầu năm nay đã “bắt đầu tăng cường cam kết song phương với Việt Nam”, bao gồm cả việc giúp chính phủ Việt Nam lập kế hoạch giải quyết đồng tiền bị định giá thấp và thặng dư bên ngoài.

Dù vậy, cuộc điều tra thương mại vẫn tiếp tục và nếu Mỹ chính thức quyết định đánh thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, thì sẽ cần có thời gian để lấy ý kiến và tổ chức điều trần công khai.

Điều đó có nghĩa là bước đầu tiên của việc công bố danh sách sản phẩm được đề xuất áp thuế sẽ cần được thực hiện trong vài tuần tới đây, theo các chuyên gia về kinh tế thương mại.

Adam Hodge, phát ngôn viên của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ, từ chối bình luận vụ việc mà chỉ cho biết rằng cơ quan này đang tiến hành thăm dò các thông lệ cũng như chính sách tiền tệ của Việt Nam.

Hồi giữa tháng 4, sau khi Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách thao túng tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước ta khẳng định Việt Nam không thao túng tiền tệ, và thời gian tới sẽ tiếp tục hợp tác với chính quyền Mỹ trên tinh thần hai bên cùng có lợi.

"Trên cơ sở tiếp xúc bước đầu với Việt Nam cũng như dựa trên các số liệu, phân tích sâu hơn, Bộ Tài chính Mỹ đã xác định trong giai đoạn năm 2020, không có đủ bằng chứng, dấu hiệu cho rằng Việt Nam thao túng tiền tệ theo quy định của Đạo luật Cạnh tranh và thương mại quốc tế Omnibus năm 1988", đại diện Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh.

Theo Ngân hàng Nhà nước, trong quá trình làm việc với Bộ Tài chính Mỹ, Ngân hàng Nhà nước đã trao đổi thẳng thắn trên tinh thần hợp tác, thiện chí từ cấp kỹ thuật tới cấp cao, khẳng định việc điều hành tỷ giá những năm qua trong khuôn khổ chính sách tiền tệ chung nhằm thực hiện mục tiêu nhất quán là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng.

"Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước áp dụng các giải pháp để từng bước nâng cao tính linh hoạt của tỷ giá trong khi vẫn duy trì hoạt động ổn định, thông suốt của thị trường ngoại tệ. Những diễn biến tích cực trên thị trường ngoại tệ cũng như trong hoạt động điều hành của Ngân hàng Nhà nước đã được Bộ Tài chính Mỹ ghi nhận.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
76 tập đoàn hàng đầu gây áp lực với chính quyền Mỹ: Không được tăng thuế với Việt Nam