Khác với điện ảnh, truyền hình không phải là một nơi thân thiện đối với chủ đề LGBT (đồng tính, song tính và chuyển giới). Tuy nhiên, điều đó đã thay đổi nhanh chóng trong khoảng 2 thập niên qua.

9 loạt phim truyền hình LGBT kinh điển

26/04/2020, 20:47

Khác với điện ảnh, truyền hình không phải là một nơi thân thiện đối với chủ đề LGBT (đồng tính, song tính và chuyển giới). Tuy nhiên, điều đó đã thay đổi nhanh chóng trong khoảng 2 thập niên qua.

Ảnh: HBO

Dưới đây là 9 loạt phim truyền hình LGBT vừa được tờ Attitude xếp vào hàng "kinh điển":

Queer As Folk (1999-2000)

Queer as Folk bản Mỹ nổi tiếng hơn nhưng bản Anh cùng tên ra mắt trước đó được xếp vào hàng kinh điển. Phát sóng trên kênh Channel 4 từ năm 1999 với 10 tập, nó đã mở đường cho nhiều loạt phim tương tự và góp phần làm tăng sự hiện diện của người đồng tính trên truyền thông.

“Queer as Folk” là cụm từ lóng được dùng để gọi cộng đồng LGBT tại miền Bắc nước Anh. Nội dung phim xoay quanh 3 chàng trai đồng tính sống tại Manchester: Stuart – một dân chơi chính hiệu, Vince – người yêu ầm Stuart – và Nathan – một thiếu niên 15 tuổi nổi loạn.

Năm 2010, tờ Guardian đã xếp Queer as Folk đứng hạng 13 trong danh sách “50 loạt phim truyền hình hay nhất mọi thời đại”.

Will & Grace (1998-2006; 2017-2020)

Đây là một trong những sitcom đầu tiên của Mỹ có nhân vật chính là người đồng tính nam được chiếu trong khung giờ vàng.

Will Truman là một luật sư sống chung với bạn gái thân thiết Grace Adler trong một căn hộ cao cấp ở New York. Tuy thích người cùng giới nhưng Will từng thử qua lại với phụ nữ và cố tình che giấu xu hướng tính dục của mình với mọi người.

Will & Grace không chỉ đạt rating cao mà còn chiến thắng 18 giải Emmy danh giá. Eric McCormack (vai Will) và Debra Messing (vai Grace) cũng mang về tượng vàng tại hạng mục diễn xuất. Cựu phó Tổng thống Mỹ Joe Biden từng nhận xét rằng Will & Grace “đã giáo dục cho người dân Mỹ về kiến thức LGBT nhiều hơn bất kỳ ai đã làm trước đó”.

The L Word (2004-2009)

The L Word xoay quanh một nhóm phụ nữ sống tại khu vực West Hollywood thuộc thành phố Los Angeles. Đây là loạt phim truyền hình đầu tiên của Mỹ có tuyến nhân vật chính là phụ nữ đồng tính, song tính lẫn chuyển giới và đạt thành công lớn khi kéo dài đến 6 mùa với 70 tập.

“L Word” là từ lóng ám chỉ “đồng tính nữ” (lesbian) có nguồn gốc từ vở kịch My Blue Heaven (1981).

Phần tiếp theo mang tên The L Word: Generation đang được phát sóng trên đài Showtime từ tháng 12 năm ngoái.

Tales of the City (1993)

Thuộc dạng mini-series (phim ngắn tập), Tales of the City dựa trên loạt tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Armistead Maupin và được chiếu trên đài Channel 4 (Anh), PBS (Mỹ). Có rất nhiều nhân vật trong loạt phim này thuộc cộng đồng LGBT. Nổi bật nhất là bà chủ nhà chuyển giới Anna Madrigal (do Olympia Dukakis thủ vai). Tờ Bustle từng nhận xét Madrigal là “một trong những nhân vật LGBT giả tưởng có sức ảnh hưởng lớn nhất từ trước đến nay”.

Đài Showtime đã mua bản quyền và thực hiện 2 phần tiếp theo: More Tales of the City (1998) và Further Tales of the City (2001). Phần 4 mang tên Armistead Maupin s Tales of the City đã ra mắt trên Netflix vào năm ngoái.

Please Like Me (2013-2016)

Thuộc thể loại phim hài dành cho tuổi mới lớn, Please Like Me do Josh Thomas sản xuất, biên kịch và đóng vai chính. Nó được chiếu trên đài ABC2 của Úc từ năm 2013 đến 2016 và đã thắng rất nhiều giải thưởng danh giá bao gồm “Loạt phim hài hay nhất” của lễ trao giải AACTA Awards 2014.

Nội dung phim kể về Josh – một thiếu niên vừa nhận ra mình là đồng tính sau khi bị bạn gái đá. Bên cạnh những tiếng cười sảng khoái, Please Like Me còn khiến khán giả rơi nước mắt bởi những thông điệp nhân văn về bạn bè, tình thân và quyết tâm sống thật với chính mình.

Looking (2014-2015)

Chiếu trên đài HBO, Looking được mệnh danh là “Sex and City phiên bản đồng tính nam” khi khai thác đời tư và cuộc sống tình cảm của 3 chàng trai đồng tính sống cùng nhau tại San Fransico – thủ phủ của cộng đồng LGBT tại Mỹ.

Looking được giới chuyên môn đánh giá rất cao, đặc biệt là thể hiện của dàn diễn viên chính. Đáng tiếc, do rating thấp nên HBO đã ngưng sản xuất sau mùa thứ 2. Mặc dù vậy, một tập phim đặc biệt đã được chiếu vào năm 2016 nhằm mang đến cái kết mỹ mãn cho câu chuyện.

Năm 2019, The Guardian đã xếp Looking vào danh sách “100 loạt phim truyền hình hay nhất thế kỷ 21”.

Cucumber/Banana/Tofu (2015)

Cucumber, BananaTofu là 3 loạt phim khác nhau của Anh nhưng cùng do Russell T Davies sản xuất.

Phát sóng trên đài E4, Banana tập trung vào một nhóm thiếu niên LGBT sống tại Manchester. Cucumber thì chiếu trên Channel 4 và theo chân Henry Best (Vincent Franklin đóng) – một người đồng tính nam trung niên.

Trong khi đó, Tofu thuộc thể loại phim tài liêu và được ra mắt trên 4oD – kênh streaming của Channel 4. Nó khai thác góc nhìn của xã hội hiện nay về tình dục, xu hướng tính dục và cộng đồng LGBT.

Transparent (2014-2019)

Transparent xoay quanh gia đình Pfefferman sau khi cha họ - Maura (Jeffrey Tambor đóng) – phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Khi mới ra mắt, đây được xem là một cuộc cách mạng của dòng phim LGBT vì khắc họa hình ảnh của những người chuyển giới lớn tuổi vốn chưa từng là trung tâm của bất kỳ câu chuyện nào.

Màn hóa thân tuyệt vời của Tambor trong phim đã giúp ông mang về tượng vàng Emmy lẫn Golden Globe tại hạng mục “Nam diễn viên chính thể loại hài xuất sắc nhất”. Thế nhưng, các cáo buộc quấy rối tình dục của Tambor đã khiến ông bị Netflix rút khỏi mùa 5 cũng là mùa cuối cùng.

Pose (2018-nay)

Do Ryan Muprhy sản xuất và phát sóng trên Netflix, Pose là loạt phim xuất sắc nhất từ trước đến nay về chủ đề người chuyển giới da đen và nghệ thuật drag.

Lấy bối cảnh thành phố New York vào thập niên 1980, Pose có rất nhiều nhân vật nhưng hầu hết đều thuộc cộng đồng LGBT. Họ là những vũ công, nghệ sĩ drag và người mẫu cạnh tranh khốc liệt để tạo danh tiếng nhưng đồng thời cũng bảo vệ lẫn nhau như người thân trong gia đình.

Với vai diễn Pray Tell, Bily Porter là người đồng tính da đen đầu tiên thắng giải Emmy.

Mai Thảo

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Lời giải bài toán thiếu nhân lực số tại Việt Nam
28 phút trước Khoa học - công nghệ
Số lượng nhân sự về công nghệ số mà các công ty tại Việt Nam còn thiếu hằng năm khoảng 170.000 người. Giải pháp nào để tháo gỡ thực trạng này?
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
9 loạt phim truyền hình LGBT kinh điển