Nội thất – ngành thiết kế, nghệ thuật hiện đang phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, đã trải qua một năm 2019 bùng nổ với các thiết kế phong phú và đa dạng. Bài viết dưới đây tổng hợp 9 xu hướng thiết kế nội thất ấn tượng nhất của năm theo bình chọn của tạp chí Dezeen.

9 xu hướng thiết kế nội thất nổi bật nhất trong năm 2019

02/01/2020, 15:38

Nội thất – ngành thiết kế, nghệ thuật hiện đang phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, đã trải qua một năm 2019 bùng nổ với các thiết kế phong phú và đa dạng. Bài viết dưới đây tổng hợp 9 xu hướng thiết kế nội thất ấn tượng nhất của năm theo bình chọn của tạp chí Dezeen.

Phong cách nội thất huyễn hoặc

2019 là năm của rất nhiều dự án nội thất theo trào lưu thị giác – huyễn hoặc. KTS khéo léo sử dụng những hình khối, đường nét của kết cấu (ví dụ như các bậc thang) tạo ra các bố cục không gian khác nhau theo những góc nhìn khác nhau.

Dự án điển hình là Nhà khách Quế Lâm (Trung Quốc) của Studio10, lấy cảm hứng từ bức họa Trừu tượng của nghệ sĩ người Hà Lan MC Escher. Hồng pastel là tone màu chủ đạo, kết hợp cùng các ô cửa vòm tạo sự mềm mại cho một không gian nặng về kết cấu bậc thang.

Một công trình nổi bật khác cũng tại Trung Quốc là Cửa hàng sách Trùng Khánh– X + Living, với ý tưởng từ mê cung và những bậc thang vô tận.

Vẻ đẹp đến từ hoa văn truyền thống nước Anh

Tại Anh, có rất nhiều KTS – NTK trong năm 2019 đã đi theo hướng nội thất đề cao thẩm mỹ .Đó là những đặc trưng tinh túy của nước anh Anh – hoa văn các dân tộc trên nền vải bông nhiều màu.

Ví dụ đáng chú ý nhất là không gian vì phụ nữ tại London – The Wing, khai trương vào tháng 10. Toàn bộ diện tường cũng như đồ nội thất được trang trí bởi vải in paisley từ thương hiệu Soane, mang những hoa văn sáng màu rất sang trọng những cũng quyến rũ và đâu đó nét mộc mạc.

Một số NTK khác như William Morris, Ben Thompson tại Anh cũng sử dụng vải đi kèm hoa văn làm chất liệu décor trong nhiều không gian: Cửa hàng chăm sóc da thuộc thương hiệu Glossier, khách sạn Heckfield Place…

Colour-block – Phong cách phối màu theo khối

Bureau Brisson Architects đã thiết kế không gian sống cho một gia đình người Thụy Sĩ, xoay quanh quanh một chiếc tủ màu xanh cổ vịt. Đây được coi như block màu chính trong bức tranh nội thất được điểm xuyết thêm sắc trắng của tường và nâu cam của sàn nhà và đồ da – lấy ý tưởng từ các màu sắc của hồ Geneva.

Tại nhiều nơi khác như Thụy Điển, Tây Ban Nha, các phong cách như Scandinavi hay Nội thất Địa Trung Hải vốn làm mưa làm gió nhiều năm nay cũng phải nhường chỗ cho trào lưu Colour-block. Điển hình là Căn hộ cải tạo sau hỏa hoạn ở Barcelona với tone chủ đạo cam đất nung, hay một căn hộ khác sử dụng toàn bộ màu vàng ánh kim thay cho phong cách Scandinavi cổ điển tại thủ đô lạnh giá Stockholm.

Nội thất xa xỉ và phô trương

Nội thất luxury luôn là chủ đề được giới siêu giàu quan tâm, đặc biệt là những không gian vượt mức “luxury”, theo hơi hướng cung điện thời hiện đại. Đây là một biến thể của trường phái Tối Đa Maximalism.

Bên trong Khu nghỉ mát của Sòng bạc của Las Vegas có một khách sạn mang tên Decadence. Đây là một thiên đường nghỉ dưỡng đầy đủ dịch vụ và chức năng, với giá thành trung bình khoảng 100.000 đô la Mỹ mỗi đêm.

Nổi bật không kém là thiết kế của BradyWilliams – “Siêu” nội thất trong nhà hàng London Bob Bob Cite, với không gian vệ sinh cũng được chăm chút như một cung điện.

Mono-material – Đơn vật liệu

Trái ngược với nội thất xa xỉ, Mono-Material chỉ sử dụng một loại vật liệu duy nhất trong không gian nội thất. Lý tưởng này được áp dụng rất nhiều và tạo hiệu quả về tính độc đáo tại nhiều quốc gia Bắc Mỹ như Hoa Kỳ, Mexico… và Ấn Độ.

Kiến trúc sư người Frida Escobedo đã sử dụng gạch đất nung (một trong những vật liệu phổ thông tại Việt Nam), để bao phủ mọi bề mặt của Cửa hàng Aesop. Ông mang nét đẹp từ quê nhà Mexico tới đô thị phồn hoa bậc nhất nước Mỹ, tạo nên một trào lưu nhà gạch trên đường phố New York.

Đơn vật liệu cũng tượng trưng cho chủ nghĩa tối giản – nó thể hiện chất cảm của duy nhất một loại chất liệu, đem lại cảm giác tập trung cho người sử dụng.

Tại Anh, xu hướng đơn vật liệu đã được phát triển bằng việc xây dựng nhiều căn hộ chung cư được bao phủ bởi gỗ. Một dự án chung cư tại London vào tháng 9 năm nay đã sử dụng hơn 30.000 khối gỗ cho toàn bộ các diện tường, trần décor và đồ nội thất.

Showroom đa chức năng

Năm 2019, các showroom không chỉ đơn thuần là một nơi trưng bày sản phẩm nữa.

Tại thủ đô Copenhagens – Đan Mạch, Norm Architects đã hoàn thiện dự án Audo – một khách sạn cổ điển tích hợp showroom trưng bày sản phầm ngay từ sảnh phòng khách. Điều đáng chú ý là du khách có thể vừa chiêm ngưỡng, vừa mua sắm và nghỉ ngơi trong cùng một nơi, được coi như tổ hợp dịch vụ cao cấp cho khách du lịch.

Trong khi đó, tại Italy, KTS Tom Dixon đã mở cửa The Manzoni – nhà hàng kiêm phòng trưng bày đầu tiên ở Milan, nơi được mệnh danh là “thứ gì cũng bán”

Décor bằng màn hình LED

Công nghệ màn hình LED được ứng dụng phổ biến trong năm 2019. Điển hình là cửa hàng Dolce & Gabanna tại Rome nổi bật bởi nhũng bức bích họa kỹ thuật số trên tường và trần, mô tả hình ảnh các vị thần Hy Lạp nổi tiếng.

Tại New York, Leong Leong Studio mang đến sự đổi mới bằng những màn chiếu led trong một cửa hàng quần áo denim. Chúng được lập trình để hiển thị nhiều bức tranh hiện đại, phù hợp với mỗi bộ sưu tập khác nhau.

Sự kết hợp giữa thời trang và nội thất

Thời trang là cảm hứng cho rất nhiều không gian nội thất của những nhà thiết kế. Roksanda Ilincic đã tự cải tạo căn hộ của mình trong khu Kings Cross ‘Gasholders, sử dụng bảng màu tương tự như bộ sưu tập quần áo may sẵn của cô.

Ấn tượng và lấp lánh hơn có lẽ phải kể đến cửa hàng thời trang Celine. Showroom này được thiết kế bởi chính nhà sáng lập Hedi Slimane, người dành đam mê thứ hai cho nội thất và điêu khắc. Hedi có sự hứng thú đặc biệt với bề mặt đá tự nhiên và đồ nội thất sáng bóng.

“Hang động”

Hang động là một đề tài bí ẩn đang được rất nhiều KTS khám phá và áp dụng trong chính không gian nội thất của mình. Nhà hàng thịt nướng Nikunotoriko ở Tokyo là một ví dụ điển hình với việc sử dụng các loại vật liệu mô phỏng một ngôi nhà trong hang thời nguyên thủy của loài người.

Một công trình khác lấy cảm hứng từ hang động là Nhà hàng Oku tại Mexico với hệ trần đèn tạo hình khá trừu tượng. Đây là thiết kế được Michan Architecture ví von như một cái hang nhỏ bé, nguyên sơ.

Theo Đức Anh – Kiến Việt

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
9 xu hướng thiết kế nội thất nổi bật nhất trong năm 2019