Đã có 92 trong số 207 ngành đào tạo đại học bị dừng tuyển sinh trong năm 2014 được Bộ GD-ĐT vừa phát đi thông báo cho phép tuyển sinh trở lại.

92 ngành đại học được tuyển sinh lại

Một Thế Giới | 19/03/2014, 16:20

Đã có 92 trong số 207 ngành đào tạo đại học bị dừng tuyển sinh trong năm 2014 được Bộ GD-ĐT vừa phát đi thông báo cho phép tuyển sinh trở lại.

Sau quá trình kiểm tra báo cáo rà soát hơn 2.700 ngành đào tạo đại học của 242 cơ sở đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã thông báo những ngành chưa đảm bảo điều kiện quy định theo Thông tư 08 bị dừng tuyển sinh nếu không bổ sung đủ đội ngũ giảng viên cơ hữu.

Đồng thời, Bộ cũng đã cảnh báo đối với 136 ngành thuộc 67 cơ sở đào tạo phải khẩn trương kiện toàn đội ngũ giảng viên trong thời hạn từ tháng 1.2014 đến 31.12.2015.

Nếu sau thời hạn cảnh báo mà trường chưa kiện toàn được đội ngũ giảng viên theo quy định chung sẽ bị dừng tuyển sinh. Sau khi thông báo, nhiều trường đã gửi báo cáo giải trình để được xem xét xác nhận đủ điều kiện tiếp tục tuyển.

Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ GD-ĐT Mai Văn Trinh cho biết: Riêng đối với ngành nghệ thuật, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản đề nghị Bộ GD-ĐT tiếp tục xem xét các điều kiện đặc thù của một số ngành bị dừng tuyển sinh để xem xét, công nhận đủ điều kiện.

Bộ đã làm việc với đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về khối ngành nghệ thuật. Quá trình làm việc, hai bên đã thống nhất, các ngành nghệ thuật không đáp ứng được các điều kiện về đội ngũ và bị dừng tuyển sinh là đúng quy định. Đây là thực tế trong đào tạo ở nhiều trường nghệ thuật hiện nay.

Với tình hình thực tế đó, để đảm bảo cho các trường ổn định, không bị gián đoạn đào tạo, có thời gian khắc phục, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề nghị Bộ GD-ĐT cho phép áp dụng các biện pháp có tính đặc thù để đảm bảo đội ngũ giảng viên trong giai đoạn quá độ.

Bộ GD-ĐT đồng ý áp dụng một số biện pháp đặc thù, không hạ thấp tiêu chuẩn điều kiện về đội ngũ, các biện pháp này chỉ áp dụng trong thời gian quá độ (đến năm 2017).

Sau thời gian quá độ, nếu không đáp ứng được điều kiện chung vẫn bị xử lý dừng tuyển sinh theo đúng quy định. Với việc áp dụng các biện pháp đặc thù mà ngành đào tạo vẫn không đáp ứng điều kiện về đội ngũ, thì chưa cho phép tuyển sinh trở lại.

Các biện pháp có tính đặc thù khi xem xét tính là giảng viên cơ hữu đối với: giảng viên có trình độ ThS, TS, PGS, GS đã nghỉ hưu (ký hợp đồng dài hạn với 1 trường duy nhất); các ThS, TS, PGS, GS đang làm việc tại các cơ quan chuyên môn khác có hợp đồng làm giảng viên tại trường (ký với một trường duy nhất), tỉ lệ được tính tối đa bằng 50% giảng viên cơ hữu, tùy theo thời gian cho phép tham gia giảng dạy của thủ trưởng cơ quan đang làm việc; các giảng viên có chuyên môn gần với ngành đào tạo và phải có ít nhất 2 công trình nghiên cứu thuộc ngành đào tạo (chỉ được tính là giảng viên cơ hữu trong một ngành đào tạo).

Các điều kiện đặc thù này chỉ có thời hạn đến năm 2017 (Công văn số 831/BGDĐT-GDĐH ngày 27.2.2014 trả lời đồng ý đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

Cơ sở đào tạo phải cung cấp đầy đủ và chịu trách nhiệm về các minh chứng về việc đã đảm bảo điều kiện đội ngũ giảng viên cơ hữu theo quy định khi áp dụng biện pháp đặc thù.

Kết quả kiểm tra, rà soát đối với ngành nghệ thuật sau khi áp dụng các biện pháp đặc thù trên cơ sở đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, số ngành được tuyển sinh 30 ngành; số ngành vẫn chưa được tuyển sinh 13 ngành.

Bộ GD-ĐT sẽ triển khai rà soát kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, đưa thành hoạt động thường xuyên; tiếp tục tiến hành kiểm tra báo cáo của các trường (hậu kiểm) và xử lý nghiêm theo quy định; công khai danh danh sách giảng viên cơ hữu của các trường để xã hội, tập thể giảng viên, người học biết và cùng giám sát.

Danh sách gồm 30 ngành nghệ thuật thuộc 13 cơ sở đào tạo được tuyển sinh trở lại trong năm 2014:

TT

Cơ sở đào tạo

TT

Ngành đào tạo

Nhạc viện TP.HCM

Sư phạm âm nhạc

Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương

Thiết kế Đồ họa

Đại học Mỹ thuật Công nghiệp

Hội họa

Gốm

Thiết kế Công nghiệp

Đại học Mỹ thuật TP HCM

Điêu khắc

Thiết kế đồ họạ

Đồ họa

Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật

Đại học Sư phạm Hà Nội

10.

Sư phạm Mỹ thuật

Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội

11.

Biên kịch Sân khấu

12.

Đạo diễn Điện ảnh – Truyền hình

13.

Biên kịch Điện ảnh – Truyền hình

14.

Thiết kế mỹ thuật Sân khấu – Điện ảnh

15.

Lý luận và Phê bình điện ảnh, Truyền hình

16.

Lý luận và Phê bình Sân khấu

17.

Quay phim

18.

Biên đạo múa

19.

Diễn viên sân khấu kịch hát

20.

Đạo diễn Sân khấu


 Đại học Nguyễn Trãi

21.

Thiết kế đồ họa

Học viện Âm nhạc Huế

22.

Thanh nhạc

23.

Sư phạm Âm nhạc

24.

Âm nhạc học

Đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM

25.

Đạo diễn Điện ảnh truyền hình

10.

Đại học Kiến trúc TP.HCM

26.

Thiết kế thời trang

27.

Thiết kế đồ họa

11.

Đại học Sài Gòn

28.

Sư phạm Mỹ thuật

12.

Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

29.

Thiết kế thời trang

13.

Trường ĐH Hoa Sen

30.

Thiết kế thời trang



Văn Chung (VNN)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
1 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
92 ngành đại học được tuyển sinh lại