ADB giảm dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2021 từ mức dự báo 6,7% trong báo cáo ADO 2021 xuống 3,8%.

ADB dự báo tăng trưởng 2021 của Việt Nam dù hạ nhưng vẫn đạt 3,8%

Lam Thanh | 22/09/2021, 14:50

ADB giảm dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2021 từ mức dự báo 6,7% trong báo cáo ADO 2021 xuống 3,8%.

Tăng trưởng công nghiệp sẽ giảm 5%

Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), đại dịch COVID-19 dự kiến sẽ kéo triển vọng tăng trưởng của năm 2021 đi xuống. Tình trạng thiếu hụt lao động do giãn cách xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ làm gián đoạn chuỗi cung ứng nông nghiệp.

Theo đó, xuất khẩu nông sản cũng có thể bị ảnh hưởng bởi mùa mưa bão trong quý ba và bốn cũng như các biện pháp kiểm dịch được áp dụng đối với xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam.

Về phương diện lạc quan, tiếp cận thị trường được cải thiện do các hiệp định thương mại tự do và sự phục hồi của Liên minh Châu Âu, Trung Quốc và Mỹ sẽ thúc đẩy xuất khẩu nông sản. Tăng trưởng nông nghiệp dự kiến ở mức 2,7% vào năm 2021, bằng với mức năm 2020.

Theo ADB, việc kéo dài giãn cách xã hội ở các thành phố lớn sẽ tiếp tục làm gián đoạn nguồn cung lao động, gây tổn hại đặc biệt đến các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động và làm giảm sản lượng. Do vậy, tăng trưởng công nghiệp dự báo sẽ giảm xuống 5,0% vào năm 2021 so với mức trước đại dịch là 8,9% vào năm 2019.

Ngoài ra, nhu cầu ngày càng tăng đối với các giao dịch trực tuyến và chăm sóc sức khỏe sẽ duy trì sự tăng trưởng của các dịch vụ tài chính và y tế. Tuy nhiên, việc đóng cửa các khu du lịch và hạn chế đi lại sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến du lịch, làm giảm tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ từ mức 7,3% của năm 2019 xuống mức dự báo là 3,3% trong năm nay.

Thủ tục hành chính rườm rà làm trầm trọng hơn tác động của COVID-19

Tính đến ngày 15.9, 33% dân số đã được tiêm phòng COVID-19 mũi 1, nhưng chỉ dưới 6% dân số đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin. Tỷ lệ được tiêm đủ 2 liều còn thấp có thể hạn chế người lao động quay lại sản xuất trong năm 2021, vì chỉ những người được tiêm chủng đầy đủ mới có thể đi làm an toàn.

ADB đánh giá, các thủ tục hành chính rườm rà, đặc biệt là trong việc cấp giấy đi đường, đã làm gián đoạn sự dịch chuyển của lao động và chuỗi cung ứng thực phẩm, làm trầm trọng thêm tác động của đại dịch đối với nền kinh tế.

Ngân hàng này nhận định, đại dịch và giãn cách xã hội kéo dài dự kiến sẽ làm tiêu dùng và đầu tư sụt giảm trong năm 2021. Tình trạng thiếu lao động, thủ tục giải phóng mặt bằng chậm, chi phí vật liệu xây dựng tăng và mùa mưa bão trong quý 3 và quý 4 sẽ làm chậm giải ngân vốn đầu tư công.

“Các thủ tục rườm rà và không rõ ràng đã hạn chế việc giải ngân các khoản hỗ trợ tài chính cần thiết cho các doanh nghiệp và những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Tính đến ngày 31.8.2021, có khoảng 32% của chương trình hỗ trợ an sinh xã hội trị giá 1 tỉ USD đã được giải ngân”, ADB nêu.

tt.jpg
Ngân hàng ADB hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam

Theo báo cáo này, mặc dù chính sách tài khóa có thể hỗ trợ tăng trưởng, nhưng lại khó có thể kích cầu trong nước do chi tiêu của Chính phủ bị hạn chế khi ngân sách ngày càng trở nên khó khăn và dự kiến mức bội chi là 5% GDP năm 2021, cao hơn một chút so với chỉ tiêu.

Nhu cầu tín dụng cho đến nay vẫn giảm trong năm 2021 do đại dịch làm gián đoạn sản xuất và kinh doanh. Tăng trưởng tín dụng dự kiến sẽ chậm lại ở mức 10% –11% trong năm nay, thấp hơn chỉ tiêu 12%.

Tuy nhiên, vào tháng 9, Ngân hàng Nhà nước - ngân hàng trung ương của Việt Nam - đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng gia hạn các biện pháp hỗ trợ tín dụng cho các khách hàng bị ảnh hưởng thông qua tái cơ cấu nợ và duy trì phân loại nợ, miễn hoặc giảm lãi suất các khoản vay hiện có, và cho vay ưu đãi đến ngày 30 tháng 6 năm 2022. Cầu tín dụng sẽ được cải thiện trong năm 2022, khi các hoạt động kinh tế bắt đầu trở lại bình thường.

Việc đóng cửa các trung tâm công nghiệp lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ hạn chế năng lực sản xuất, dẫn đến việc chuyển đơn hàng sang các nước khác. 18% công ty châu Âu kinh doanh tại Việt Nam đã làm vậy trong tháng 7 và tháng 8. Dù dòng vốn và giải ngân FDI tăng nhẹ trong tháng 7 và tháng 8, sẽ khó có thể tiếp tục tăng trong những tháng còn lại của năm do các nhà máy đóng cửa và thiếu lao động.

GDP 2021 chỉ tăng trưởng ở 3,8%

Theo đó, ADB giảm dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2021 từ mức dự báo 6,7% trong báo cáo ADO 2021 xuống 3,8%. Với giả định rằng đến cuối năm 2021, đại dịch COVID-19 sẽ được kiểm soát và đến quý 2 năm 2022 tỷ lệ tiêm phòng đủ 2 liều vắc xin chiếm 70% dân số, dự báo tăng trưởng cho năm sau được điều chỉnh thành 6,5%, vẫn thấp hơn so với dự báo trước đó.

Dự báo tỷ lệ lạm phát cũng được điều chỉnh giảm xuống mức 2,8% cho năm 2021, do sức cầu trong nước giảm đã đẩy tỷ lệ này xuống mức thấp nhất kể từ năm 2016. Tỷ lệ lạm phát được dự báo ở mức 3,5% vào năm 2022 khi tăng trưởng tăng tốc.

Triển vọng kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn vẫn còn thách thức. Nguy cơ chính đối với triển vọng phát triển là một đợt bùng phát COVID-19 kéo dài nếu tỷ lệ tiêm phòng tăng không đáng kể.

Do vắc xin chưa đến Việt Nam đủ nhanh nên nỗ lực của Chính phủ để bắt đầu sản xuất vắc xin COVID-19 trong nước trong năm 2021, kết hợp với tăng cường mua vắc xin từ các nguồn bên ngoài, sẽ là yếu tố quan trọng để Việt Nam ngăn chặn cuộc khủng hoảng về y tế do đại dịch gây ra.

Triển vọng tăng trưởng trong năm nay và năm sau cũng sẽ phụ thuộc vào việc cung ứng kịp thời và đầy đủ các mặt hàng thiết yếu, như lương thực thực phẩm và tiền mặt, cho những người bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát đại dịch.

ADB cũng nhận định nợ xấu có thể trở thành rủi ro trong năm 2022. Cắt giảm gánh nặng hành chính không cần thiết và thực hiện số hóa các thủ tục của chính phủ rất quan trọng để nâng cao hiệu quả của các biện pháp ngăn chặn đại dịch và hỗ trợ phục hồi trong năm nay và năm sau.

Bài liên quan
ADB: Thị trường trái phiếu bền vững tăng trưởng mạnh tại các nền kinh tế ASEAN+3
Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam giảm 0,4% so với quý trước do khối lượng lớn tín phiếu Ngân hàng Nhà nước đáo hạn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghệ thông tin là ngành luôn ‘khát nhân lực’
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
Ngày 28.3, Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) cùng Trung tâm Hỗ trợ và tư vấn chuyển đổi số TP.HCM (DXCenter) đã tổ chức hội thảo chia sẻ về xu hướng ngành công nghệ thông tin và cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
ADB dự báo tăng trưởng 2021 của Việt Nam dù hạ nhưng vẫn đạt 3,8%